Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Ở người bệnh bỏng, đặc biệt những người bệnh bỏng nặng, khối lượng máu lưu hành thường bị giảm (có thể giảm tới 30 – 40%), do thoát dịch, huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào; mất dịch qua vết bỏng do bốc hơi; mất dịch qua đường hô hấp, qua chất nôn, do sốt cao, …
- Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong điều trị người bệnh bỏng là bồi phụ lượng dịch đã mất qua đường tiêu hoá hoặc đường tĩnh mạch, ưu tiên hàng đầu là thiết lập đường truyền dịch qua các tĩnh mạch ngoại vi.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh bỏng người lớn có diện bỏng chung ≥ 20% diện tích cơ thể (DTCT), trẻ em bỏng ≥ 10%.
- Theo chỉ định điều trị.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Thận trọng khi người bệnh bỏng có phù phổi cấp, bệnh tim nặng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: điều dưỡng, kỹ thuật viên
2. Địa điểm: buồng bệnh.
3. Phương tiện
- Dịch truyền theo y lệnh, phiếu truyền dịch
- Khay vô khuẩn, khay quả đậu.
- Kìm Kocher, ống cắm kìm, bông, gạc, hộp đựng bông cồn vô khuẩn.
- Găng tay, dây garo, gối kê tay, cọc truyền, bộ dây truyền, kéo, băng dính, băng cuộn.
- Hộp thuốc chống sốc, huyết áp kế, nhiệt kế, hộp đựng vật sắc nhọn, hộp đựng rác thải, …
4. Người bệnh
- Giải thích để người bệnh yên tâm và phối hợp với chuyên môn.
- Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch.
5. Hồ sơ bệnh án
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Nhân viên y tế đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang.
- Giải thích, động viên người bệnh.
- Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo vào chai dịch, sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu có).
- Cắm dây truyền vào chai dịch, khoá lại.
- Chọn tĩnh mạch, thường chọn tĩnh mạch nông ở chi, tốt nhất là ở xa vùng bị bỏng, đặt gối kê dưới vùng truyền.
- Treo chai dịch, đuổi khí qua dây, khoá lại.
- Đi găng, buộc dây garo trên vùng truyền 3 – 5 cm.
- Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 2 lần, sát khuẩn tay điều dưỡng.
- Căng da, cầm kim ngửa mũi vát chếch 300 đưa kim vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo dây garo.
- Mở khoá cho dịch chảy, cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định bằng nẹp (nếu cần).
- Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh, ghi phiếu theo dõi truyền dịch.
- Theo dõi và phát hiện tai biến.
- Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.
- Thực hiện truyền dịch theo y lệnh.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Toàn thân
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi tốc độ truyền dịch.
- Theo dõi tình trạng ý thức, mạch, nhiệt độ, huyết áp, hô hấp của người bệnh, phát hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, rét run, khó thở, …
- Nếu có sốc phản vệ: Xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (thở oxy, kháng histamin, corticoid, adrenalin…).
2. Tại chỗ
- Nhiễm khuẩn: thay vị trí truyền, kháng sinh, trích rạch ổ nhiễm khuẩn...
- Huyết khối tĩnh mạch, tắc mạch phổi: hiếm gặp. Điều trị bằng Heparin.
- Viêm hoặc tắc tĩnh mạch: chườm ấm, thay vị trí truyền.
- Chệch ven: truyền dịch ra ngoài ven. Cần dừng truyền, chuyển vị trí khác
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Nếu không được điều trị, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.
Bệnh thận đa nang là tình trạng có nhiều u nang (khối chứa dịch) hình thành trên thận, khiến thận to lên. Đây là một bệnh lý di truyền. Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là dạng bệnh thận đa nang phổ biến nhất.
- 1 trả lời
- 693 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 1342 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1166 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 2 trả lời
- 6222 lượt xem
Bác sĩ ơi, hôm qua em đi siêu âm thì bảo bé em bị màng ngoài tim có dịch. Nhờ bác xem giúp em với. Nếu mà bé cứu được thì sau này có để lại di chứng gì không ạ? Do em bé đầu nên không biết sao