1

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM 

  • Thuốc tạo màng là thuốc được bào chế từ thảo mộc, trong thành phần có tỷ  lệ tanin ≥ 20%. Thuốc tạo màng có 2 dạng: cao và bột. Khi bôi/rắc thuốc tạo màng  lên vết bỏng nông đã được xử trí đúng theo qui trình thì Tanin trong thành phần  thuốc sẽ kết hợp với Protein trong huyết tương thoát ra ở vết bỏng tạo Proteinat  tanin, tạo màng thuốc bám chặt vào nền vết bỏng. Màng thuốc này sẽ bong ra khi  vết bỏng đã khỏi. 
  • Thuốc nếu dùng đúng chỉ định thì có tác dụng tốt, nhưng nếu dùng sai chỉ  định, thuốc có thể gây nguy hại do hiện tượng đau đớn quá mức, hiện tượng nhiễm  độc do hấp thu mủ, hiện tượng garo...  

II. CHỈ ĐỊNH 

Kkhi vết bỏng đồng thời đáp ứng điều kiện: 

  • Bỏng nông, không có hoại tử (bỏng độ II, III nông) 
  • Vết bỏng sạch, chưa bị nhiễm khuẩn. 
  • Nên dùng khi vết bỏng mới (24-72 giờ sau bỏng) 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

  • Vết bỏng có hoại tử ( bỏng độ III sâu, độ IV, độ V) 
  • Vết bỏng bị nhiễm khuẩn. 
  • Vết bỏng do hóa chất, do điện 
  • Cân nhắc chỉ định khi vết bỏng ở vị trí: Đầu mặt cổ, khớp vận động, bàn  ngón tay, bàn ngón chân, tầng sinh môn. 
  • Thuôc tạo màng nhìn chung gây đau xót mạnh khi đắp, do vậy không nên  dùng với diện tích rộng (ở trẻ em trên 5%, người lớn trên 10%) 

IV. CHUẨN BỊ 

Tương tự như cuộc thay băng bỏng 

1. Người thực hiện 

  • Kíp thay băng tối thiểu 3 người: 1 bác sĩ điều trị, 2 điều dưỡng chuyên  khoa bỏng hay chấn thương (1 hữu trùng giúp ngoài, 1 vô trùng), được đào tạo.  
  • Kíp gây mê (nếu cần): Bác sỹ gây mê và kỹ thuật viên gây mê. 2. Phương tiện 

2.1. Dụng cụ 

Mỗi người bệnh cần thay băng theo khẩu phần riêng, bao gồm cơ bản: 

  • Khay quả đậu, bông, băng, gạc, vải vô khuẩn... 
  • Nỉa có mấu và không mấu, kéo cong, kéo thẳng, găng tay. Nên có sẵn  những dụng cụ cầm máu như pince, kìm cầm kim... 
  • Xô đựng đồ bẩn. 

2.2. Thuốc thay băng bỏng 

  • Các dung dịch sát khuẩn dùng để rửa vết bỏng có thể sử dụng: Dung dịch  Natri clorid 0,9%; dung dịch becberin 1%; dung dịch povidone iodine (PVP) 10%,  acid boric 2-4%; nitrat bạc 0,5%,…  
  • Các thuốc tạo màng che phủ vết bỏng dạng cao: cao Xoan Trà, cao lá Sim, cao  lá Sến, cao củ Nâu… hoặc dạng bột như B76  

3. Người bệnh 

  • Giải thích động viên người bệnh 
  • Dặn người bệnh nhịn ăn trước 6 giờ nếu phải gây mê. 
  • Thử phản ứng thuốc (nếu cần) 
  • Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng hô hấp…  

4. Địa điểm thay băng 

 Buồng thay băng hoặc buồng bệnh có đủ các trang bị cấp cứu: nguồn cung  cấp oxy; máy hút; monitor theo dõi người bệnh; các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần  thiết khác.  

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Vô cảm: Sử dụng thuốc giảm đau hoặc có thể gây mê (theo quy trình riêng).

2. Kỹ thuật 

  •  Bảo đảm quy định vô khuẩn trong thay băng: Nhân viên kíp thay băng rửa  tay vô trùng; mặc quần áo mũ, khẩu trang vô trùng; đi găng vô trùng. Dụng cụ thay  băng vô khuẩn, mỗi người bệnh phải dùng riêng để tránh lây chéo. 
  •  Bác sĩ điều trị: trực tiếp và chỉ đạo công tác thay băng để đánh giá vết  thương, xử trí vết thương bỏng cùng với kíp thay băng. Bác sỹ và điều dưỡng vô trùng sẽ thực hiện các kỹ thuật vô trùng còn 1 điều  dưỡng hữu trùng sẽ giúp ngoài, chủ động theo dõi tình trạng người bệnh trong quá  trình thay băng.  
  • Điều dưỡng hữu trùng đưa người bệnh vào buồng băng, để nằm trên bàn  thay băng (hoặc giường bệnh);  
  • Nếu vết bỏng mới: được xử trí kỳ đầu theo quy trình riêng. Nếu vết bỏng  bẩn hoặc có dị vật như đất, cát, dầu, mỡ... thì cần phải rửa vết bỏng bằng nước xà  phòng 5%. 
  • Rửa vết bỏng bằng dung dịch NaCl 0,9%. 
  • Cắt bỏ vòm nốt phỏng, lấy bỏ sạch các mảnh biểu bì đã bị hoại tử (lưu ý  không được để sót mảnh biểu bì bị hoại tử còn trên nền vết bỏng vì sẽ làm nhiễm  khuẩn dưới màng thuốc).
  • Rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn như PVP 3%, berberin 1%. Rửa lại  bằng dung dịch NaCl 0,9%. 
  • Thấm khô vết bỏng bằng gạc vô trùng. 
  • Sát khuẩn vùng da lành xung quanh vết bỏng bằng cồn 70O. 
  • Bôi/ rắc thuốc tạo màng lên nền vết bỏng đã được rửa sạch, có thể bôi/rắc  bổ xung lần 2 sau 30-60 phút. Thông thường màng thuốc sẽ khô sau 1-2 giờ sau  khi bôi/rắc thuốc. 
  • Để hở vết bỏng, không cần băng kín. 
  • Đưa người bệnh về buồng bệnh. 

* Lưu ý:  

  • Không được bôi thuốc tạo màng kín chu vi chi thể (ngón tay, ngón chân,  cẳng chân, đùi, cẳng tay, cánh tay), kín chu vi cổ, chu vi thân, ngực (tránh hiện  tượng chèn ép kiểu garo sau khi màng thuốc khô). Trong trường hợp này cần để 2  dải gạc rộng 1-2 cm tẩm dung dịch kháng sinh chạy dọc theo mặt trong và mặt  ngoài chi thể, vùng bỏng còn lại được bôi/rắc thuốc tạo màng như bình thường. 

VI. CHĂM SÓC, THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN  

1. Chăm sóc 

  • Khi màng thuốc chưa khô: tránh để màng thuốc tiếp xúc với ga trải giường,  quần, áo, vật dụng khác. Có thể sấy khô vết thương bằng luồng khí ấm, bóng điện,  ánh mặt trời… 
  • Khi thuốc khô sẽ tạo màng che phủ, không cần băng. Khi màng thuốc khô,  người bệnh có thể đi lại sinh hoạt bình thường (có thể gây hạn chế cử động cho  người bệnh).  
  • Khi vết bỏng khỏi thì màng thuốc bắt đầu bong ra, nên cắt bỏ phần màng  thuốc bong ra trước, phần còn bám vào nền vết bỏng thì để màng tự bong ra sau. 

2. Theo dõi và xử trí biến chứng toàn thân 

  • Theo dõi trạng thái toàn thân chung tương tự như sau thay băng thông  thường: mạch, nhiệt độ, huyết áp… 
  • Đau đớn tăng sau khi dùng thuốc tạo màng. Nhược điểm cơ bản của thuốc  tạo màng là phải bóc bỏ vòm nốt phổng, bản thân thuốc chứa tannin làm khô vết  bỏng, do vậy sau khi dùng thuốc người bệnh đau tăng. Xử trí: giảm đau trong 1-2  ngày đầu, thậm chí phải gây mê. 

3. Theo dõi và xử trí biến chứng toàn thân 

  • Theo dõi tình trạng phù nề: vùng bỏng được bôi/rắc thuốc tạo màng thường  gây phù nề mạnh, đặc biệt trong 2-3 ngày đầu. Cần dùng biện pháp giảm viêm nề :  thuốc chống viêm, kê cao chi thể, giảm đau. Cần phát hiện sớm hiện tượng phù nề  mạnh gây chèn ép kiểu garo, gây rối loạn tuần hoàn, hô hấp: phẫu thuật cắt bỏ  màng thuốc, băng vết bỏng bằng thuốc khác.
  • Màng thuốc không bám dính, ứ dịch mủ phía dưới do nhiễm khuẩn hoặc có  hoại tử dưới màng thuốc: dùng kéo cong cắt bỏ màng thuốc nơi bị ứ dịch mủ (tránh  nhiễm độc cho cơ thể), rửa nền vết bỏng vừa cắt bỏ màng thuốc bằng dung dịch  PVP 3%, thấm khô vết bỏng, có thể bôi/rắc thuốc tạo màng hoặc điều trị vùng  bỏng này bằng phương pháp thay băng thông thường.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Ghép màng nuôi cấy tế bào các loại điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng các sản phẩm dạng dung dịch từ nuôi cấy tế bào để điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da dị loại điều trị vết thương bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật khoan, đục xương sọ trong điều trị bỏng sâu có tổn thương xương sọ - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương
7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương, hay còn được gọi là bất lực, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục cũng như là chất lượng cuộc sống của nam giới. Có nhiều loại thuốc để điều trị vấn đề này nhưng đa số đều có đi kèm tác dụng phụ.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu
Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu

Làm sao bà bầu có thể thực hiện chính xác kế hoạch điều trị HIV của mình? Làm thế nào bà bầu có thể tuân thủ chính xác nhất việc uống thuốc HIV? Bà bầu nên làm gì nếu quên uống thuốc HIV? Hãy tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai
Dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai

Tất cả các thuốc điều trị trầm cảm đều đi qua nhau thai và được tìm thấy trong cả dịch màng ối và sữa mẹ. Một số loại thuốc trầm cảm được coi là có nguy cơ, và các vấn đề có thể xảy ra, mặc dù khá hiếm.

Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ khi mang thai
Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ khi mang thai

Bà bầu có thể thắc mắc không biết nên ngừng dùng thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hay không? Nhưng việc dừng thuốc cũng rất nguy hiểm, không chỉ đối với bạn, mà còn đối với con. Nếu không dùng thuốc, lupus có thể bùng phát trong thai kỳ, dẫn đến nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn. Cùng tìm hiểu những kiến thức trong bài viết dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  807 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1248 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc trị cảm lạnh khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  753 lượt xem

Bác sĩ ơi, dùng thuốc cảm lạnh trong thai kỳ có an toàn cho em bé không? Bác sĩ cho tôi một lời khuyên với nhé!

Nên dùng quạt gió, quạt điều hòa hay máy lạnh để chống nóng cho trẻ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  567 lượt xem

Bé nhà em hiện đang 3 tháng 13 ngày. Em sử dụng quạt điều hòa làm mát bằng chế độ hơi nước cho bé có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Và thời tiết nắng nóng thì máy lạnh, quạt gió và quạt điều hòa thì em nên dùng cái nào là tốt nhất cho bé ạ?

Trước thời kì mang thai nên dùng thuốc thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  555 lượt xem

Acid folic và thuốc sắt Obimin là 2 loại thuốc nên dùng trước thời kì mang thai - Bác sĩ cho hỏi em nên dùng theo liều lượng thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây