Ghép màng nuôi cấy tế bào các loại điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Nuôi cấy tế bào là một trong những kỹ thuật quan trọng, hiện đại trong điều trị vết bỏng và vết thương, đặc biệt là các trường hợp bỏng sâu diện tích lớn hoặc các vết thương khó liền, chậm liền, mãn tính. Các tế bào được sử dụng nhiều trong điều trị bỏng, vết thương: Nguyên bào sợi (fibroblast), tế bào sừng (keratinocytes), tế bào gốc (stem cell). Các tế bào nuôi cấy được sử dụng dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau, thông dụng và phổ biến nhất là dạng tấm (màng) nuôi cấy tế bào.
- Sử dụng màng nuôi cấy tế bào ghép lên vết thương, vết bỏng để làm liền vết thương hoặc hỗ trợ, kích thích quá trình liền vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các loại vết thương cấp tính, vết bỏng đã sạch hết hoại tử, không nhiễm khuẩn.
- Các loại vết thương mãn tính như:
- Các vết thương, vết bỏng chậm liền
- Các loại vết loét mãn tính: Loét tỳ đè, loét do tiểu đường, các vết loét do viêm tắc động tĩnh mạch, vết loét do phóng xạ…vv
- Các vết thương của người bệnh mà tình trạng chung không cho phép phẫu thuật.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vết thương, vết bỏng còn hoại tử
- Vết thương do ung thư
- Vết thương còn đang viêm nhiễm, dị ứng, sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc
- Vết thương là các đường rò
IV. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị tấm tế bào
- Chuẩn bị các loại tấm tế bào theo yêu cầu của điều trị về số lượng, chất lượng và thời gian ghép
- Phối hợp chặt chẽ giữa Bác sĩ điều trị với LaBo nuôi cấy tế bào
2. Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra toàn trạng người bệnh, chỉ ghép tấm tế bào nuôi cấy khi hết nhiễm trùng nhiễm độc nặng và hết sốt cao
- Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp trước ghép 1-2 ngày
- Tắm toàn thân người bệnh 1-2 lần trước ghép tấm tế bào nuôi cấy .Đối với vết thương sử dụng nước muối sinh lý vô trùng.
- Thay quần áo, chăn, ga, gối, đệm bằng loại đã hấp sấy.
- Có thể sử dụng kháng sinh 1 đợt bắt đầu trước ghép tấm tế bào nuôi cấy 1 ngày.
3. Chuẩn bị dụng cụ
- Hộp vận chuyển tấm tế bào chuyên dụng: 01
- Bộ dụng cụ thay băng: Nỉa có mấu, không mấu; kéo thẳng, kéo cong, xăng ga vô trùng; khay quả đậu.
- Đầy đủ các thuôc men và trang thiết bị cấp cứu khác như thủ thuật thay băng sau ghép da.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra người bệnh
- Thực hiện kỹ thuật
- Thay băng chuẩn bị nền ghép theo quy trình.
- Loại bỏ hết hoại tử, giả mạc, máu mủ, dịch tiết. Rửa sạch vết thương 2-3 lần bằng nước muối sinh lý vô trùng
- Thấm khô bằng gạc vô trùng
- Đắp tấm tế bào trực tiếp lên vết thương. Thao tác này đặc biệt chú ý đến mặt áp vào vết thương của tấm tế bào. Tuỳ từng loại tấm tế bào mà sử dụng mặt áp vào vết thương khác nhau. Nếu ghép nhầm mặt thì kỹ thuật ghép không có hiệu quả.
- Chú ý dàn đều tấm tế bào để tiếp xúc trực tiếp với nền ghép, không làm cuộn mép, xô lệch tấm. Không để đọng máu tụ, dịch tiết, không khí dưới tấm.
- Đắp lên trên 1-2 lớp gạc vaselin
- Đắp tiếp 4-6 lớp gạc vô trùng lên trên
- Băng ép lên vết thương với áp lực 28- 30 mmHg
- Thay băng sau 1-2 ngày qui trình thay băng giống như thay băng sau ghép da tự thân.
VI. CHĂM SÓC, THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Toàn thân
- Theo dõi trạng thái toàn thân, mạch, nhiệt độ, huyết áp…sau thay băng chặt chẽ, kịp thời phát hiện trạng thái sốc, đe dọa sốc để xứ lý.
- Người bệnh choáng, ngất trong và sau thay băng: Tạm dừng thay băng, đặt nằm chỗ thoáng, mát, cho thở oxy, thuốc trợ tim. Khi người bệnh tỉnh, trở lại trạng ổn định cho phép mới thay băng tiếp.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn…
- Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt…
2. Tại chỗ
- Tụt băng gạc để lộ vết thương: tiến hành băng bó bổ xung.
- Tình trạng băng quá chặt gây phù nề, chèn ép vùng bỏng: nới bớt băng.
- Chảy máu: Thay băng lại vùng chảy máu, đắp nước muối ấm, băng ép hoặc khâu cầm máu nếu cần, lấy sạch máu cục, đắp lại gạc thuốc, gạc vaseline và gạc khô, băng ép.
- Dị ứng: mẩn ngứa, nổi sản đỏ vùng da lành: ít gặp, nhẹ chỉ cần lấy bỏ các mảnh da, nếu cần dùng các thuốc kháng histamin.
- Theo dõi sự bám dính của tấm tế bào lên bề mặt vết thương. Kiểm tra thường xuyên những vị trí dễ xô lệch và những vị trí tỳ đè, nếu càn ghép bổ xung
- Nhiễm trùng: Nếu tấm tế bào bị bong ra hoặc ứ dịch mủ phía dưới: lấy bỏ mảnh da đó, rửa sạch vết bỏng bằng dung dịch PVP 3%, rửa lại bằng dung dịch NaCl 0,9%, đắp bổ xung tấm tế bào khác.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Trong thời kỳ mang thai, bạn rất dễ lo lắng về mọi cơn đau nhỏ nhặt và việc lựa chọn thực phẩm, nhưng hãy ghi nhớ rằng phần lớn những đứa bé đều ổn. Hãy lắng nghe các bà mẹ đã từng có kinh nghiệm trong cộng đồng nói về những gì nên loại khỏi danh sách lo lắng của bạn.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Ngay khi mang thai, bạn sẽ muốn gặp bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ hộ sinh để thăm khám tiền sản. Họ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn một số câu hỏi.
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
- 1 trả lời
- 1349 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 989 lượt xem
- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?
- 1 trả lời
- 994 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 609 lượt xem
- Thưa bác sĩ, sở trường của tôi là các món cá và hải sản. Hiện tôi đang có thai, không biết tôi có nên ăn cá và các loại hải sản khác không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3378 lượt xem
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?