1

Thay băng sau phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM 

- Thay băng sau phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu được tiến hành sau phẫu  thuật ghép da mỏng, ghép da trung bình nhằm mục đích: 

  • Làm sạch vùng ghép da để hỗ trợ cho mảnh da ghép bám sống.  - Kiểm tra tình trạng mảnh da ghép, lấy bỏ máu tụ, điều chỉnh di lệch nếu có. 
  • Bổ sung thuốc kháng khuẩn và giữ ẩm tại chỗ để hỗ trợ cho mảnh da ghép  bám sống. 

- Tùy theo tính chất vùng ghép da mà chỉ định thay băng lần đầu tiên sau phẫu  thuật ghép da 24 giờ hay lâu hơn, tuy nhiên không nên để quá 72 giờ từ khi ghép  da. Sau đó thay băng hàng ngày hoặc cách ngày.  

II. CHỈ ĐỊNH 

Sau phẫu thuật ghép da mỏng hoặc ghép da trung bình. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Người bệnh đang trong tình trạng bệnh lý nặng không cho phép thay băng  (như sốc, trụy tim mạch...). 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

Phẫu thuật viên (tốt nhất là bác sỹ trực tiếp phẫu thuật cho người bệnh), bác  sĩ chuyên khoa chấn thương, tạo hình, bỏng được đào tạo về ghép da. Hai điều  dưỡng (1 vô trùng, 1 hữu trùng).  

2. Phương tiện 

2.1. Dụng cụ 

Mỗi người bệnh cần thay băng theo khẩu phần riêng, bao gồm cơ bản:  - Khay quả đậu, bông, băng, gạc, vải vô khuẩn. 

  • Nỉa có mấu và không mấu, kéo cong, kéo thẳng, găng tay. Nên có sẵn  những dụng cụ cầm máu như pince, kìm cầm kim... 
  • Xô đựng đồ bẩn. 

2.2. Thuốc thay băng bỏng 

- Các dung dịch sát khuẩn dùng để rửa vết bỏng có thể sử dụng: Dung dịch  Natri clorid 0,9%; dung dịch becberin 1%; dung dịch povidone iodine (PVP) 10%,  acid boric 2-4%; nitrat bạc 0,5%,…  

- Các thuốc bỏng dùng tại chỗ: 

  • Thuốc có tác dụng kháng khuẩn: Các thuốc chứa bạc như nitrat bạc hoặc  chứa bạc kích thước nano, thuốc acid boric; thuốc kháng sinh dùng ngoài...  
  • Thuốc tăng cường quá trình tái tạo, biểu mô hóa như Biafine; cream  Dampomade; mật ong, cream rau má, nghệ (cream nghệ...); thuốc chứa các yếu tố  tăng trưởng (các GF: growth factor), thuốc tạo môi trường ẩm như Vaseline;  thuốc chứa corticoid, chứa các yếu tố cần thiết cho liền vết thương như oxyd kẽm... 
  • Các thuốc hoặc vật liệu giúp cầm máu tại chỗ như spongel, dung dịch  adrenalin... 

- Các vật liệu thay thế da tạm thời: da đồng loại; da dị loại (trung bì da lợn;  da ếch…); các tấm tế bào nuôi cấy (tấm nguyên bào sợi…); màng collagen; các vật  liệu sinh học và tổng hợp khác… Các băng vết thương có thuốc: vật liệu nano, các  băng vết thương vật liệu hydrocoloid… 

3. Người bệnh 

  • Giải thích động viên người bệnh 
  • Dặn người bệnh nhịn ăn trước 6 giờ nếu phải gây mê. 
  • Thử phản ứng thuốc (nếu cần) 
  • Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng hô hấp…  

4. Địa điểm thay băng 

Buồng thay băng hoặc buồng bệnh có đủ các trang bị: nguồn cung cấp oxy;  máy hút; monitor theo dõi người bệnh; các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần thiết  khác. Tốt nhất tiến hành tại buồng thay băng (bảo đảm công tác vô khuẩn). 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Vô cảm 

  • Sử dụng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây mê (theo quy trình riêng) tùy  theo từng đối tượng người bệnh và diện tích vùng thay băng. 
  • Có thể sử dụng các thuốc sau: Seduxen, hypnovel, promedol, dolargan,  ketamin, diprivan… 

2. Kỹ thuật thay băng vùng ghép da 

- Bảo đảm quy định vô khuẩn trong thay băng: Nhân viên kíp thay băng rửa  tay vô trùng; mặc quần áo mũ, khẩu trang vô trùng; đi găng vô trùng. Dụng cụ thay  băng vô khuẩn, mỗi người bệnh phải dùng riêng để tránh lây chéo. 

- Bác sĩ điều trị: trực tiếp và chỉ đạo công tác thay băng để đánh giá vết  thương, chỉ định các thuốc dùng tại chỗ vết bỏng và xử TRÍ vết thương bỏng cùng  với kíp thay băng.  Bác sỹ và 1 điều dưỡng vô trùng sẽ thực hiện các kỹ thuật vô trùng còn 1  điều dưỡng hữu trùng sẽ giúp ngoài, chủ động theo dõi tình trạng người bệnh trong  quá trình thay băng. 

- Điều dưỡng hữu trùng đưa người bệnh lên buồng thay băng đầu tiên. Cắt  bỏ băng cũ vùng ghép da và lấy da. Bóc bỏ một số lớp gạc lớp ngoài 

- Bác sỹ và điều dưỡng vô trùng bóc bỏ các lớp gạc phía trong kiểu lợp ngói  theo thứ tự, theo chiều song song với mặt da và lớp gạc tẩm vaselin.  

- Trong trường hợp quan sát qua lớp gạc trong cùng thấy mảnh da hồng, bám  tốt trên nền ghép, sạch, ít dịch mủ ứ đọng thì giữ nguyên lớp gạc trong cùng. Ép sạch dịch ứ đọng, ép không khí, máu tụ qua lớp gạc. Tẩm thuốc kháng  sinh hay dung dịch PVP 3% lên vùng ghép da.  

- Nếu nhìn thấy vùng ghép da tiết dịch nhiều, có máu tụ phía dưới hay bị di  lệch vị trí thì cần bóc gỡ lớp gạc trong cùng để xử trí.  

  • Thấm ướt lớp gạc trong cùng bằng nước muối sinh lý cho đỡ dính. 
  • Dùng nỉa không mấu để bóc lớp gạc trong cùng. Chú ý động tác bóc gỡ phải  nhẹ nhàng, một nỉa cặp mép gạc gỡ nhẹ sát mặt da một nỉa cặp tăm bông ép nhẹ  lên mảnh da để tránh bong hay di lệch khi gỡ.  
  • Rửa sạch vùng ghép da, ép sạch dịch, mủ ứ đọng, ép lấy máu tụ hoặc không  khí đọng phía dưới 
  • Dàn lại những mảnh da bị xô lệch, đặc biệt ở mép mảnh da (nếu có) Thấm khô vùng ghép da 
  • Đắp gạc thuốc tẩm dịch sát khuẩn như dung dịch kháng sinh, dung dịch PVP 3%, dung dịch berberin... ở lớp trong cùng.  

- Sau đó, tiếp tục phủ một lớp gạc tẩm vaselin hoặc gạc lưới vaselin để  chống dính và giữ ẩm. 

- Đắp lớp gạc khô bên ngoài (độ dày tùy theo tình trạng dịch tiết, mủ vết  thương). Các lớp gạc xếp lên nhau như “mái ngói”, lớp sau chờm lên lớp gạc trước  độ 1-3 cm. 

- Băng ép vừa phải 

3. Thay băng vùng lấy da ghép (theo quy trình riêng). 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 

1. Chăm sóc  

Người bệnh sau thay băng được đưa về buồng theo dõi tới khi tỉnh. Vùng ghép da và lấy da để thông thoáng, không bị tỳ đè 

2. Toàn thân 

  • Người bệnh choáng, ngất trong và sau thay băng: Tạm dừng thay băng, đặt  nằm chỗ thoáng, mát, cho thở oxy, thuốc trợ tim. Khi người bệnh tỉnh, trở lại trạng  ổn định cho phép mới thay băng tiếp. 
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung  sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn…
  • Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp  tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt…  

3. Tại chỗ 

- Tụt băng gạc để lộ vết thương: tiến hành băng bó bổ xung. 

- Tình trạng băng quá chặt gây phù nề, chèn ép vùng tổn thương sau phẫu  thuật: hay gặp ngay sau phẫu thuật ghép da: nới băng. 

- Chảy máu: Thay băng lại vùng chảy máu, đắp nước muối ấm, băng ép hoặc  khâu cầm máu nếu cần, lấy sạch máu cục, đắp lại gạc thuốc, gạc vaseline và gạc  khô, băng ép. 

- Nhiễm khuẩn mảnh da ghép, biẻu hiện: mảnh da ghép bám kém, màu nâu đen,  phía dưới mảnh da ghép có nhiều dịch mủ. Xử trí: 

  • Dùng gạc ép sạch mủ dịch đọng, đắp gạc thuốc kháng sinh, gạc mỡ, băng ép. Thay băng hàng ngày. 
  • Nếu mảnh da ghép đã hoại tử: lấy bỏ sạch mảnh da, ghép bổ sung khi mô hạt  đẹp. 

- Máu tụ dưới mảnh da ghép: dùng gạc ép sạch máu đọng, dùng nỉa lấy bỏ  nhẹ nhàng. 

- Bong các miếng da ghép trong quá trình thay băng:  

  • Lấy lại mảnh da, ngâm rửa sạch trong dung dịch NaCl 0,9% có penicillin  hoặc dung dịch berberin 1%. 
  • Ghép lại mảnh da lên mô hạt sau khi đã làm sạch nền ghép.  
  • Đắp gạc kháng sinh, gạc vaselin, gạc vô khuẩn, băng ép. 

B. Vùng lấy da: theo quy trình riêng

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật ghép da dày tự thân kiểu Wolf- Krause >= 3% diện tích cơ thể ở người lớn để điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật ghép da dày tự thân kiểu Wolf- Krause dưới 3% diện tích cơ thể ở người lớn để điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật ghép da dày tự thân kiểu Wolf- Krause >= 1% diện tích cơ thể ở trẻ em để điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật ghép da dày tự thân kiểu Wolf- Krause dưới 1% diện tích cơ thể ở trẻ em để điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Phẫu Thuật Cắt Thận Bằng Robot Để Điều Trị Ung Thư Thận
Phẫu Thuật Cắt Thận Bằng Robot Để Điều Trị Ung Thư Thận

Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.

Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần

Trong ca phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần bị hỏng hoặc mòn ở khớp háng và sau đó thay bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng thường được thực hiện trong những trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng. Phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  831 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  737 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1080 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  758 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây