Phẫu thuật ghép da dày tự thân kiểu Wolf- Krause >= 1% diện tích cơ thể ở trẻ em để điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Phẫu thuật ghép da dày toàn lớp tự thân kiểu Wolf- Krause (WK) thường áp dụng trong phẫu thuật tạo hình, điều trị di chứng sẹo bỏng. Trong bỏng mới, phẫu thuật này hay áp dụng với những người bệnh bỏng sâu nhưng diện tích không rộng, đặc biệt khi gặp hoại tử khô (hay gặp trong bỏng acid). Mảnh da ghép trong phẫu thuật WK để bám sống đòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng tốt (cao hơn nhiều so với ghép da mảnh mỏng) nhưng giá trị thẩm mỹ cao. Thường áp dụng với nền ghép sau cắt hoại tử toàn lớp.
- Phẫu thuật ghép da kiểu WK ≥ 1% ở trẻ em đòi hỏi toàn trạng người bệnh cho phép, phẫu thuật viên có kinh nghiệm và bảo đảm gây mê hồi sức tốt
II. CHỈ ĐỊNH
- Nền tổn thương sau cắt hoại tử toàn lớp bỏng độ IV, vết bỏng chưa nhiễm khuẩn lan rộng
- Diện tích bỏng nhỏ hoặc vừa phải, ưu tiên những vùng vận động và thẩm mỹ (mặt, cổ, khuỷu, khoeo…)
- Toàn trạng thoát sốc ổn định, cho phép phẫu thuật, các xét nghiệm trong giới hạn sinh lý.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bỏng nông, bỏng sâu độ V, vết bỏng sâu đã nhiễm khuẩn lan rộng.
- Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
- Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa bỏng, kíp phẫu thuật: 3 - 4 bác sỹ
- Kíp vô cảm: 1 bác sỹ gây mê, 1 y tá phụ mê, 1 y tá vô trùng và 1 hữu trùng.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật đại phẫu bỏng
- Dao cắt và đốt điện
3. Người bệnh
- Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một cuộc mổ.
- Giải thích để người bệnh và gia đình hiểu và công tác với chuyên môn.
- Vệ sinh toàn thân. Người bệnh cần nhịn ăn trước cuộc mổ từ 4-6 giờ. Nếu người bệnh quá lo lắng: có thể cho an thần nhẹ (seduxen...) đêm trước mổ.
- Chuẩn bị vùng lấy da: tắm sạch sẽ, cạo lông vùng lấy da. Thường lấy da tại các vị trí ít ảnh hưởng thẩm mỹ như mặt trong đùi.
- Kiểm tra lại toàn trạng người bệnh (mạch, nhiệt độ, huyết áp…) trước mổ.
- Chuẩn bị nền ghép: thay băng sạch sẽ vùng tổn thương sẽ ghép da trước khi đi mổ. Nếu tình trạng người bệnh nặng: tiến hành thay băng dưới gây mê ngay tại phòng mổ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật vô khuẩn loại I thông thường.
2. Vô cảm: gây mê hoặc tê khu vực phẫu thuật.
3. Kỹ thuật
* Thì 1: Cắt bỏ hoại tử bỏng sâu toàn bộ
- Các bước tiến hành và kỹ thuật giống như kỹ thuật cắt bỏ hoại tử toàn bộ, dưới 3% diện tích cơ thể.
- Sau khi hoàn thành thì 1, cần cầm máu nền ghép tốt, rửa sạch lại bằng dung dịch PVP 3% , nước muối 0,9%, thấm khô và che phủ kín nền ghép bằng gạc ẩm.
* Thì 2: Ghép da dày toàn lớp tự thân:
- Các bước tiến hành và kỹ thuật giống như kỹ thuật ghép da dày toàn lớp tự thân (ghép da theo kiểu WK). Cụ thể:
- Lấy da:
- Dùng xanh Methylen đo và vẽ da tương ứng diện tích khuyết da.Thường lấy da dọc theo các nếp gấp của da.
- Dùng dao mổ thường rạch da theo thiết kế tới lớp cân nông. Dùng kéo bóc tách lấy miếng da dày toàn lớp ra khỏi vùng cho da.
- Bóc tách giảm căng, cầm máu Kỹ bằng đốt điện.
- Khâu chỗ cho da bằng hai lớp chỉ: chỉ tự tiêu khâu dưới da và chỉ nylon khâu ngoài da. Sát trùng, đặt gạc vaselin, gạc khô băng ép.
- Chuẩn bị mảnh ghép: dùng kéo cắt bỏ hết tổ chức mỡ dưới da của mảnh da ghép. Ngâm rửa mảnh ghép bằng nước muối sinh lý.
- Ghép da:
- Đặt mảnh da lên nền ghép, nhẹ nhàng dàn trải mảnh da ghép trên nền ghép sao cho mảnh ghép tiếp súc hoàn toàn với nền ghép.
- Khâu cố định mảnh ghép và mép da mũi rời chỉ nylon.
- Đặt gạc kháng sinh, gạc vaselin, gạc khô băng ép nhẹ vùng ghép da.
- Thay băng kỳ đầu: sau mổ 7 ngày. Sau đó thay băng hàng ngày hoặc cách ngày tùy theo tình trạng vùng ghép da
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
1. Toàn thân
- Theo dõi biến chứng gây mê: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
- Theo dõi tình trạng sốc do mất nhiều máu trong mổ: truyền máu kịp thời trong và sau mổ.
- Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
2. Tại chỗ
- Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng…): băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu.
- Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ: sau cắt cần che phủ bằng vật liệu sinh học. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
- Không để tỳ đè vùng ghép da và lấy da. Có thể kê cao vùng tổn thương nếu ghép ở chi thể. Bất động trong 5-6 ngày nếu ghép da tại vùng khớp.
- Hoại tử một phần hoặc toàn bộ da ghép: cắt bỏ da hoại tử, ghép da mảnh trung bình bổ xung.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
500 quy trình kỹ thuật kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật kỹ thuật gây mê hồi sức
Các loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm những gì? Có hai loại phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư thận là cắt thận triệt để và cắt thận bán phần. Loại phẫu thuật cần thực hiện để điều trị ung thư thận sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư và vị trí chính xác của khối u.
Điều trị ung thư thận có thể thực hiện bằng phương pháp đốt u hay phẫu thuật.Đây là hai phương pháp điều trị hiện nay. Vậy, các phương pháp này được tiến hành như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Phẫu thuật cắt thận có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thận. Thận là cặp cơ quan nhỏ hình hạt đậu nằm ở hai bên cột sống, bên dưới khung xương sườn. Cặp cơ quan này có chức năng là lọc nước dư thừa và các chất thải từ máu. Ngoài ra, thận còn sản xuất một số loại hormone.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
- 1 trả lời
- 827 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 674 lượt xem
Em đang mang bầu 22 tuần. Thấy đau quặn bên hông phải và bụng dưới, em đi khám thì bị thận (P) ứ nước độ I. Chẩn đoán là em bị ứ nước do thai chèn ép, nhiễm trùng niệu, bs cho toa thuốc gồm: Dinpocef, Flotral, Rabicad 20mg, Pargine. Em đang phân vân chưa muốn uống vì sợ các thuốc trên ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bs tư vấn giúp?
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 389 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng