Điều Trị Ung Thư Thận: Đốt U Thận Hay Phẫu Thuật Hiệu Quả Hơn?
Bảng dưới đây là những ưu, nhược điểm chính của hai phương pháp điều trị ung thư thận này.
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Đốt u thận |
|
|
Phẫu thuật cắt thận |
|
|
Sự khác biệt giữa đốt u thận và phẫu thuật cắt thận
Nhìn chung, phẫu thuật là phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh ung thư thận. Tuy nhiên, đốt u thận là một giải pháp thay thế trong những ca bệnh không thể tiến hành phẫu thuật. Phương pháp đốt u chỉ nhắm đến các tế bào ung thư.
Đốt u thận
Đốt u thận là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ cực thấp để tiêu diệt các tế bào ung thư trong thận. Hai loại đốt u thận phổ biến nhất là:
- Liệu pháp áp lạnh: sử dụng nhiệt độ rất thấp để đóng băng và phá hủy các tế bào khối u.
- Đốt bằng sóng cao tần (RFA): sử dụng nhiệt từ sóng radio năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào khối u.
- Đốt u thận thường được sử dụng cho các khối u thận nhỏ (kích thước không vượt quá 4 cm).
Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị này nếu như người bệnh có các vấn đề sức khỏe khác và không thể phẫu thuật hoặc nếu người bệnh không muốn làm phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt thận
Trong ca phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ khối u khỏi cơ thể người bệnh. Có hai loại phẫu thuật cắt thận được sử dụng để điều trị ung thư thận:
- Cắt thận bán phần: chỉ cắt bỏ khối u và một phần mô thận xung quanh.
- Cắt thận triệt để: cắt bỏ toàn bộ quả thận có khối u và thường kèm theo cả tuyến thượng thận, các hạch bạch huyết và mô mỡ lân cận.
Giống như đốt u thận, cắt thận bán phần thường dành cho các ca bệnh có khối u nhỏ, mặc dù đôi khi cũng được thực hiện trong những ca bệnh có khối u lớn. Sau khi phẫu thuật cắt thận bán phần, chức năng của quả thận bị bệnh vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Cắt thận triệt để có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ quả thận có khối u. Nếu như quả thận còn lại vẫn hoạt động tốt thì người bệnh sẽ có thể sống bình thường khi chỉ còn một quả thận. Cắt thận triệt để thường được chỉ định khi:
- Khối u có kích thước lớn
- Thận có nhiều khối u
- Khối u nằm ở vị trí phức tạp trong thận và không thể loại bỏ bằng cách cắt thận bán phần
- Ung thư đã lan ra ngoài thận
Mặc dù cả cắt thận bán phần và cắt thận triệt để đều có thể được thực hiện bằng kỹ thuật mổ mở nhưng hiện nay phần lớn các ca phẫu thuật đều được thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, gồm có phẫu thuật nội soi và phẫu thuật nội soi bằng robot.
Quy trình đốt u thận
Quá trình điều trị ung thư thận bằng phương pháp đốt u thận được thực hiện ra sao. Trước và sau khi thực hiện, người bệnh cần biết đến những vấn đề gì? Hãy theo dõi nội dung tiếp của bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
Trước khi điều trị
Trước khi đốt u thận, người bệnh sẽ được hướng dẫn về thời gian nhịn ăn. Người bệnh cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng và thảo dược đang dùng. Nếu như loại thuốc đang dùng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị thì người bệnh sẽ phải ngừng một thời gian trước khi thực hiện thủ thuật.
Quá trình điều trị ung thư thận
Quy trình đốt u thận thường kéo dài từ 60 đến 90 phút. Đa số người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày. Người bệnh chỉ phải ở lại bệnh viện nếu như phát sinh biến chứng.
Mỗi loại đốt u thận có quy trình thực hiện khác nhau:
- Liệu pháp áp lạnh: một cây kim dài, mảnh được đưa vào khối u qua da hoặc bằng phương pháp nội soi ổ bụng. Khí lạnh được truyền qua kim để phá hủy các tế bào của khối u.
- Đốt bằng sóng cao tần (RFA): một đầu dò nhỏ được đưa qua da vào khối u. Sau đó, dòng điện được truyền qua đầu của đầu dò và tạo ra nhiệt độ cao để phá hủy các tế bào khối u.
Các công nghệ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc MRI được sử dụng để đưa kim hoặc đầu dò vào đúng vị trí.
Kim hoặc đầu dò có thể được đưa trực tiếp qua da vào khối u. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ để không cảm thấy đau đớn khi kim và đầu dò được đưa vào cơ thể.
Sau khi điều trị
Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau khoảng vài ngày. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể những điều cần tránh trong quá trình hồi phục.
Phương pháp đốt khối u nói chung là an toàn. Một số vấn đề không mong muốn có thể xảy ra gồm có:
- Hội chứng sau đốt u với các triệu chứng giống như cúm
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Tổn thương thận, niệu quản hoặc các cấu trúc lân cận khác
Tuy nhiên, những vấn đề này đều rất hiếm gặp.
Hiệu quả
Trong một nghiên cứu vào năm 2019, 112 người bị ung thư đã được điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần và có 10 người tái phát bệnh sau điều trị. Ở những người được theo dõi ít nhất 10 năm, tỷ lệ sống sót ung thư là 94% và tỷ lệ sống sót tổng thể là 49%. (1)
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ sống 5 năm của những người được đièu trị bằng phương pháp đốt khối u thấp hơn so với những người cắt thận bán phần nhưng tỷ lệ sống sót ung thư của cả hai phương pháp điều trị này là tương đương nhau. Một nghiên cứu khác vào năm 2018 cũng cho thấy điều tương tự.
Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy tỷ lệ sống sót tổng thể và tỷ lệ sống sót ung thư sau cắt thận bán phần sẽ cao hơn nếu khối u có kích thước từ 2 đến 4cm. Trong những trường hợp có khối u nhỏ hơn 2cm, tỷ lệ sống sót ung thư của phương pháp đốt khối u và cắt thận bán phần là tương đương nhau. (2)
Quy trình phẫu thuật cắt thận
Để thực hiện phẫu thuật cắt thận và điều trị ung thư thận. Người bên cần quan tâm đến vấn đề gì. Trước, sau và trong quá trình thực hiện ra sao. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Trước khi phẫu thuật
Tương tự như phương pháp đốt khối u, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc nhịn ăn và ngừng thuốc trước khi phẫu thuật cắt thận. Hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong và sau phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật
Ca phẫu thuật cắt thận thường kéo dài từ 2 đến 3 giờ. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện vài ngày. Nếu xảy ra biến chứng phẫu thuật, chẳng hạn như phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu quá nhiều, cục máu đông hoặc nhiễm trùng thì sẽ phải nằm viện thời gian dài hơn.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường dài (mổ mở) hoặc rạch một vài đường nhỏ (phẫu thuật xâm lấn tối thiểu), sau đó tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ quả thận có khối u.
Người bệnh được gây mê toàn thân nên hoàn toàn không còn cảm giác và nhận thức trong suốt ca phẫu thuật.
Sau phẫu thuật
Có thể mất từ 6 đến 12 tuần để hồi phục hoàn toàn sau khi phẫu thuật cắt thận. Cũng giống như đốt u thận, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh những điều nên làm và nên tránh để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với phương pháp đốt u thận nhưng phẫu thuật cắt thận rất hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật gồm có:
- Phản ứng với thuốc mê
- Chảy máu quá nhiều
- Nhiễm trùng
- Cục máu đông nghiêm trọng
- Rò rỉ nước tiểu vào ổ bụng (thường xảy ra sau khi cắt thận bán phần)
- Tổn thương các cơ quan và mô lân cận
- Suy thận
Hiệu quả
Một nghiên cứu vào năm 2015 đã theo dõi 802 người phẫu thuật cắt thận để điều trị ung thư thận di căn vùng. Hầu hết những người tham gia đều được phẫu thuật cắt thận triệt để.
Ung thư tiến triển ở 189 người, trong đó có 104 người tử vong do ung thư. Tiên lượng tốt hơn ở những người:
- có sức khỏe tổng thể tốt
- không có triệu chứng
- ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy tỷ lệ sống sót tổng thể và tỷ lệ sống sót ung thư của cắt thận bán phần và cắt thận triệt để là tương đương nhau. (3). Một nghiên cứu vào năm 2020 cũng không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống sót tổng thể và tỷ lệ sống sót ung thư giữa cắt thận bằng phương pháp mổ mở và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
Câu hỏi thường gặp khi điều trị ung thư thận
Điều trị ung thư thận với nhiều phương pháp khác nhau. Bên cạnh tìm hiểu những thông tin, kiễn thức về sức khỏe. Bạn cần thực hiện theo sự chỉ định bác sĩ điều trị trực tiếp. Vậy với bệnh ung thư thận và phương pháp điều trị này thì câu hỏi thường xuyên gặp phải là gì? Hãy cùng khám phá nhé!
Phương pháp điều trị nào được lựa chọn nhiều hơn?
Phẫu thuật cắt thận là phương pháp điều trị phổ biến hơn so với đốt u thận. Một tổng quan nghiên cứu được thực hiện trên những người có khối u thận nhỏ trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2015 cho thấy:
- 80% điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt thận.
- 12% điều trị bằng phương pháp đốt u thận.
- 8% được giám sát tích cực.
Khi nào cần bắt đầu điều trị?
Nếu khối u lớn, phát triển nhanh hoặc đã lan sang các mô khác thì người bệnh cần bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về phương pháp điều trị thích hợp.
Trong những trường hợp có khối u nhỏ, phát triển chậm hoặc người bệnh có sức khỏe tổng thể kém, không thể đáp ứng tốt với phương pháp đốt u thận hoặc phẫu thuật thì bác sĩ có thể sẽ khuyên giám sát tích cực thay vì điều trị ngay. Giám sát tích cực có nghĩa là người bệnh sẽ tái khám cách 3 đến 6 tháng một lần hoặc thường xuyên hơn để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Nếu khối u có dấu hiệu phát triển thì sẽ bắt đầu điều trị.
Nếu đốt u thận không hiệu quả thì có cần phải phẫu thuật không?
Nếu ung thư tái phát sau khi điều trị bằng phương pháp đốt u thận thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có thể bác sĩ sẽ đề nghị đốt khối u thêm một lần nữa.
Có cần điều trị thêm sau phẫu thuật không?
Điều trị thêm sau phẫu thuật được gọi là điều trị bổ trợ. Việc điều trị bổ trợ thường không cần thiết sau khi đốt u thận hoặc cắt thận bán phần vì khối u trong những trường hợp này có kích thước nhỏ và ít có nguy cơ tái phát hoặc lan rộng. Điều trị bổ trợ thường dành cho những ca bệnh có khối u lớn hoặc khối u phát triển nhanh để giảm nguy cơ tái phát hoặc lan rộng.
Ví dụ, trong những trường hợp có nguy cơ tái phát ung thư sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần điều trị bổ trợ bằng thuốc nhắm trúng đích hoặc thuốc miễn dịch. Những loại thuốc này nhằm giúp ngăn ngừa ung thư tái phát hoặc lan rộng.
Còn những phương pháp nào khác để điều trị ung thư thận?
Ngoài đốt u thận và phẫu thuật cắt thận, các phương pháp khác để điều trị ung thư thận gồm có:
- Giám sát tích cực
- Liệu pháp nhắm trúng đích
- Liệu pháp miễn dịch
- Xạ trị
- Hóa trị (dành cho một số loại ung thư thận hiếm gặp)
Phác đồ điều trị ở mỗi ca bệnh là khác nhau, phụ thuộc vào những yếu tố như loại ung thư thận, giai đoạn, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Tóm tắt bài viết
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh ung thư thận. Trong một số trường hợp, phẫu thuật giúp chữa khỏi bệnh ung thư. Hai loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm có cắt thận bán phần và cắt thận toàn phần.
Đốt u thận thường được chỉ định cho những ca bệnh có khối u nhỏ, người bệnh không thể hoặc không muốn phẫu thuật. Đốt u thận là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao hoặc cực lạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư thận phù hợp.
>>> Tham khảo bài viết: Sự Khác Biệt Giữa Sỏi Thận Và Ung Thư Thận
Phẫu thuật cắt thận có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thận. Thận là cặp cơ quan nhỏ hình hạt đậu nằm ở hai bên cột sống, bên dưới khung xương sườn. Cặp cơ quan này có chức năng là lọc nước dư thừa và các chất thải từ máu. Ngoài ra, thận còn sản xuất một số loại hormone.
Suy thận mạn hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu vì mức độ tổn thương lúc này mới chỉ rất nhẹ và do đó không biểu hiện triệu chứng. Nếu không được điều trị, chức năng thận sẽ tiếp tục giảm và suy thận mạn giai đoạn đầu sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.
Điều trị ung thư biểu mô tế bào thận di căn như thế nào? Có một số giải pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào thận di căn, gồm có tham gia thử nghiệm lâm sàng và trị liệu bổ sung.
Nguy cơ tái phát ung thư thận sau khi phẫu thuật có cao không? Giai đoạn hay mức độ ung thư tại thời điểm phẫu thuật càng cao thì bệnh càng dễ tái phát. Hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong vòng 2 năm sau phẫu thuật.
Ung thư thận là bệnh ung thư bắt đầu ở tế bào thận. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ giới.