Những điều cần biết về phẫu thuật cắt thận
Phẫu thuật cắt thận được thực hiện khi:
- thận bị hỏng
- thận không còn hoạt động bình thường
- ung thư thận
- hiến thận
Ca phẫu thuật cắt thận có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi chỉ cần tạo các đường rạch nhỏ và có thời gian phục hồi nhanh hơn. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật cắt thận có thể mất vài tuần và người bệnh sẽ trải qua đau đớn. Giống như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt thận cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng, ví dụ như nhiễm trùng. Tuy nhiên, kết quả thường rất tốt.
Khi nào cần phẫu thuật cắt thận?
Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ quả thận là ca phẫu thuật lớn và thường là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh. Phẫu thuật cắt thận được thực hiện khi thận có vấn đề hoặc cần hiến thận.
Vấn đề về thận
Khi thận bị hỏng hoặc không hoạt động bình thường, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ quả thận. Các lý do khiến thận bị tổn thương và suy giảm chức năng gồm có bệnh tật, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Ung thư cũng là một lý do cần phải cắt thận. Nếu như ung thư được phát hiện sớm và khối u có kích thước nhỏ thì chỉ cần cắt bỏ một phần thận.
Hiến thận
Hầu hết mọi người đều vẫn có thể sống khỏe mạnh với một quả thận nên chúng ta có thể hiếm một quả thận cho người khác. Phẫu thuật ghép thận cũng có thể được thực hiện với thận từ người hiến chết não nhưng tỷ lệ thành công sẽ không cao bằng ghép thận từ người hiến còn sống.
Các loại phẫu thuật cắt thận
Cắt thận đơn giản
Cắt thận đơn giản có nghĩa là cắt toàn bộ một quả thận. Bác sĩ sẽ rạch một đường dài (có thể lên đến 30cm) ở vùng hạ sườn của người bệnh, sau đó cắt rời thận khỏi các mạch máu và niệu quản. Bác sĩ có thể cần phải cắt bỏ một chiếc xương sườn để tiếp cận thận.
Cắt thận bán phần
Cắt thận bán phần có nghĩa là cắt bỏ một phần thận. Quy trình cắt thận bán phần rất giống với cắt thận đơn giản nhưng chỉ cần tạo đường rạch nhỏ hơn.
Phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi có thể sử dụng cho cả cắt thận đơn giản và cắt thận một phần. Thay vì rạch một đường dài, bác sĩ chỉ cần rạch một vài đường nhỏ hơn ở bụng của người bệnh, sau đó đưa ống nội soi cùng các dụng cụ cần thiết khác qua đường rạch. Ống nội soi cho phép bác sĩ quan sát thấy bên trong ổ bụng của người bệnh và cắt bỏ thận. Phẫu thuật nội soi ít gây đau đớn hơn và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn so với phương pháp mổ mở truyền thống.
Rủi ro của phẫu thuật cắt thận
Bất kỳ loại đại phẫu nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Mặc dù hiếm gặp nhưng các biến chứng có thể xảy ra gồm có:
- Mất máu
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác
- Hình thành cục máu đông ở chân, sau đó di chuyển đến phổi và gây thuyên tắc phổi
- Khó thở
- Nhiễm trùng vết mổ
Ngoài ra, phẫu thuật cắt thận còn có các rủi ro khác:
- Tổn thương các cơ quan hoặc mô khác xung quanh thận
- Thoát vị (một phần cơ quan nội tạng nhô ra khỏi đường rạch phẫu thuật)
Nếu cắt thận nhằm mục đích điều trị bệnh thận, quả thận còn lại có thể xảy ra vấn đề sau khi phẫu thuật. Lý do một phần là vì những người cần phẫu thuật cắt thận có nguy cơ cao mắc một loại bệnh thận khác. Điều này hiếm khi xảy ra ở những trường hợp cắt thận nhằm mục đích hiến thận.
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Người bệnh cần báo cho bác sĩ biết nếu như đang mang thai. Ngoài ra, cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Người bệnh có thể sẽ phải ngừng dùng một số loại thuốc trước khi phẫu thuật, đặc biệt là thuốc làm loãng máu.
Vài ngày trước ca phẫu thuật, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu. Điều này nhằm xác định nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu trong ca phẫu thuật.
Người bệnh sẽ phải nhịn ăn một thời gian trước khi phẫu thuật.
Phục hồi sau phẫu thuật cắt thận
Quá trình hồi phục sau ca phẫu thuật cắt thận thường mất từ 3 đến 6 tuần. Người bệnh có thể sẽ phải ở lại bệnh viện từ vài ngày đến một tuần. Bác sĩ sẽ cho biết về kết quả của ca phẫu thuật và các bước điều trị tiếp theo nếu cần thiết.
Sau khi phẫu thuật cắt thận, người bệnh sẽ phải tái khám để theo dõi chức năng của quả thận còn lại. Nếu như quả thận còn lại hoạt động tốt thì người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Điều trị ung thư thận có thể thực hiện bằng phương pháp đốt u hay phẫu thuật.Đây là hai phương pháp điều trị hiện nay. Vậy, các phương pháp này được tiến hành như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Xạ trị không phải là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh ung thư thận. Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị khi không còn lựa chọn khác hoặc như một phần trong quá trình chăm sóc giảm nhẹ. Nhưng với các công nghệ mới hiện nay, có thể xạ trị sẽ được sử dụng nhiều hơn trong điều trị ung thư thận.
Chuyển lưu dòng tiểu là một thủ thuật được thực hiện phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù thủ thuật này mang lại lợi ích lớn cho người bệnh nhưng cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe tốt và duy trì sinh hoạt bình thường.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.