1

Những điều cần biết về xạ trị điều trị ung thư thận

Xạ trị không phải là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh ung thư thận. Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị khi không còn lựa chọn khác hoặc như một phần trong quá trình chăm sóc giảm nhẹ. Nhưng với các công nghệ mới hiện nay, có thể xạ trị sẽ được sử dụng nhiều hơn trong điều trị ung thư thận.
Những điều cần biết về xạ trị điều trị ung thư thận Những điều cần biết về xạ trị điều trị ung thư thận

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho nhiều bệnh ung thư nhưng xạ trị hiếm khi được sử dụng một mình để điều trị bệnh ung thư thận.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp ung thư thận giai đoạn đầu. Ung thư thận di căn thường được điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch.

Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị thay cho phẫu thuật nếu người bệnh chỉ có một quả thận hoặc không đủ sức khỏe để trải qua phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như đau đớn do ung thư đã di căn đến xương hoặc não.

Khi nào cần điều trị ung thư thận bằng xạ trị?

Xạ trị không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư thận. Nghiên cứu trước đây cho thấy ung thư thận có thể kháng xạ trị và do đó, xạ trị không hiệu quả bằng các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật và liệu pháp nhắm trúng đích.

Xạ trị có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhưng điều này còn tùy thuộc vào:

  • giai đoạn và loại ung thư
  • tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • triệu chứng
  • mục tiêu điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị để điều trị ung thư thận trong trường hợp:

  • người bệnh không thể phẫu thuật do tuổi tác hoặc sức khỏe
  • người bệnh chỉ có một quả thận và không thể phẫu thuật cắt thận
  • sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại
  • cần giảm bớt các triệu chứng do ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, như xương, não hoặc cột sống
  • đã thử các phương pháp điều trị khác và không hiệu quả

Các nhà khoa học hiện đang tiến hành nghiên cứu để xem liệu các phương pháp xạ trị mới có giúp cải thiện kết quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác hay không.

Điều trị ung thư thận bằng xạ trị có hiệu quả không?

Xạ trị sử dụng các sóng năng lượng cao nhắm trực tiếp đến khối u. Các sóng này làm hỏng DNA bên trong tế bào ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư.

Trước đây, các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh ung thư thận kháng xạ trị.

Nhưng những công nghệ xạ trị mới, ví dụ như xạ trị lập thể định vị thân (stereotactic body radiation therapy - SBRT), đã cho thấy kết quả tích cực trong điều trị ung thư biểu mô tế bào thận - loại ung thư thận phổ biến nhất.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng nhằm xác định hiệu quả của phương pháp SBRT trong điều trị ung thư biểu mô tế bào thận nguyên phát.

Các nhà nghiên cứu cũng đang kiểm tra xem liệu kết hợp xạ trị với liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm trúng đích có giúp cải thiện kết quả trong những ca bệnh ung thư thận di căn hay không.

Xạ trị còn giúp thu nhỏ khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não hoặc xương. Trong những trường hợp này, xạ trị được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng như đau đớn hoặc chèn ép tủy sống. Điều này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ (palliative care).

Quá trình xạ trị điều trị ung thư thận

Loại xạ trị thường được dùng để điều trị ung thư thận là xạ trị chùm tia bên ngoài (external beam radiation therapy - EBRT). Phương pháp này cungx tương tự như chụp X-quang nhưng khác ở chỗ sử dụng liều phóng xạ cao hơn.

Một loại xạ trị mới hiện nay là xạ trị lập thể định vị thân (SBRT). Đây là một loại xạ trị chùm tia bên ngoài sử dụng các chùm tia phóng xạ liều cao nhỏ hơn, tập trung hơn nhắm đến khối u từ nhiều hướng.

Trong quá trình xạ trị, người bệnh sẽ nằm trên bàn điều trị. Kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh vị trí và tư thế của người bệnh sao cho chùm tia phóng xạ nhắm chính xác đến vị trí khối u.

Sau đó, kỹ thuật viên sẽ bật máy xạ trị. Máy có thể di chuyển xung quanh bàn điều trị. Quá trình điều trị kéo dài một vài phút.

Tác dụng phụ của xạ trị

Các tác dụng phụ của xạ trị thường xảy ra ngay trong quá trình điều trị. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và tự hết trong vòng vài tháng sau khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên đôi khi, phải một thời gian sau khi kết thúc điều trị thì các tác dụng phụ mới xuất hiện. Một số tác dụng phụ kéo dài đến vài năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Tác dụng phụ ngắn hạn

Các tác dụng phụ ngắn hạn của xạ trị thường nhẹ, gồm có:

  • Da đỏ, kích ứng, sưng tấy, phồng rộp, rám hoặc trông giống như bị cháy nắng
  • Rụng lông/tóc ở gần khu vực điều trị
  • Mệt mỏi

Ngoài ra, xạ trị còn có các tác dụng phụ ngắn hạn khác, tùy thuộc vào khu vực được điều trị:

  • Ngực: khó nuốt, ho hoặc khó thở
  • Bụng: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Vùng chậu: tiểu gấp, thay đổi chức năng tình dục
  • Não: đau đầu, giảm trí nhớ và khả năng nói

Tác dụng phụ lâu dài

Một số tác dụng phụ của xạ trị xảy ra muộn (nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi kết thúc điều trị) hoặc kéo dài, ví dụ như:

  • Tăng nguy cơ mắc một bệnh ung thư khác
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ lâu dài khác, tùy thuộc vào khu vực được điều trị:

  • Ngực: gãy xương sườn, viêm phổi, biến chứng về tim
  • Bụng: tăng tần suất đại tiện hoặc tiểu/đại tiện không tự chủ
  • Vùng chậu: giảm khả năng sinh sản
  • Não: suy giảm nhận thức, trí nhớ

Xạ trị có gây nhiễm phóng xạ không?

Xạ trị chùm tia bên ngoài không gây nhiễm phóng xạ.

Nhưng nếu là xạ trị bên trong (xạ trị áp sát) thì cơ thể sẽ thải ra một lượng nhỏ phóng xạ qua nước bọt, mồ hôi, máu và nước tiểu trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ hết khi quá trình xạ trị kết thúc.

Xạ trị bên trong có nghĩa là đưa nguồn phóng xạ vào khối u hoặc gần vị trí khối u. Nguồn phóng xạ sẽ được lấy ra sau một thời gian.

Tóm tắt bài viết

Xạ trị hiện không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư thận nhưng có thể được chỉ định trong một số trường hợp, ví dụ như người bệnh không thể phẫu thuật. Xạ trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng trong những trường hợp ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Xạ trị còn giúp làm giảm nguy cơ ung thư tái phát sau phẫu thuật.

Xạ trị có thể gây tác dụng phụ tạm thời và tác dụng phụ lâu dài. Xạ trị chùm tia bên ngoài không gây nhiễm phóng xạ. Mặc dù cơ thể sẽ thải ra một lượng nhỏ phóng xạ trong quá trình xạ trí bên trong nhưng điều này sẽ tự hết sau khi quá trình điều trị kết thúc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ung thư
Tin liên quan
Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt

Siêu âm tuyến tiền liệt được sử dụng để kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt và phát hiện các vấn đề bất thường như ung thư hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt).

Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển bất thường hình thành nên khối u ở tuyến tiền liệt. Ung thư có thể lan sang các cấu trúc lân cận và khu vực khác của cơ thể, được gọi là ung thư tuyến tiền liệt di căn.

Những điều cần biết về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Nếu được phát hiện sớm, ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng rất tốt. Tuy nhiên, bệnh ung thư này thường không có triệu chứng ở các giai đoạn đầu nên việc khám sàng lọc là điều cần thiết. Có nhiều phương pháp được sử dụng để sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, gồm có xét nghiệm PSA, khám trực tràng, xét nghiệm PCA3 và một số phương pháp khác.

Tiểu không tự chủ ở người lớn: Những điều cần biết
Tiểu không tự chủ ở người lớn: Những điều cần biết

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu không tự chủ. Đây là một vấn đề rất phổ biến ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng tiểu không tự chủ thì nên đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết điều gì?
Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết điều gì?

Độ lọc cầu thận cho biết khả năng lọc máu của thận. Xét nghiệm kiểm tra độ lọc cầu thận thường được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng của bệnh thận hoặc khi cần đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây