1

Sự Khác Biệt Giữa Sỏi Thận Và Ung Thư Thận

Sự khác biệt giữa sỏi thận và ung thư thận là gì? Hai bệnh lý này có liên quan gì đến nhau. Những triệu. Những triệu chứng, yếu tố nguy cơ và tiên lượng hai bệnh lý này ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Sự Khác Biệt Giữa Sỏi Thận Và Ung Thư Thận Sự Khác Biệt Giữa Sỏi Thận Và Ung Thư Thận

Sỏi thận và ung thư thận là hai bệnh lý xảy ra với thận. Thận là cơ quan có chức năng vô cùng quan trọng là lọc chất thải từ máu và sau đó bài tiết vào nước tiểu để loại bỏ chất thải khỏi cơ thể.

Mặc dù sỏi thận và ung thư thận có một số điểm tương đồng và có thể có mối liên hệ với nhau nhưng hai bệnh lý này có rất nhiều điểm khác biệt.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là những khối rắn hình thành do sự lắng đọng khoáng chất ở một hoặc cả hai quả thận. Hầu hết các trường hợp sỏi thận là sỏi canxi (chiếm đến 80%), gồm có sỏi canxi oxalat và sỏi canxi phốt phát. Các loại sỏi thận khác gồm có sỏi axit uric, sỏi struvite và sỏi cystin.

Sỏi thận có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, có thể chỉ bằng kích thước một hạt cát cho đến to như quả bóng bàn. Một số sỏi thận có cạnh sắc lởm chởm trong khi một số loại có bề mặt nhẵn.

Ung thư thận là gì?

Ung thư thận là bệnh ung thư phát sinh ở thận. Ung thư thận được chia làm nhiều loại nhưng hầu hết các trường hợp (khoảng 90%) là ung thư biểu mô tế bào thận.

Ung thư xảy ra khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển và phân chia không kiểm soát. Các tế bào bất thường này có thể xâm lấn vùng mô xung quanh và lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các tế bào khỏe mạnh trở nên bất thường do sự thay đổi trong DNA. Điều này có thể được di truyền từ cha mẹ hoặc xảy ra vào một thời điểm nào đó trong đời một cách tự nhiên hoặc do sự tác động của các yếu tố môi trường.

Mối liên hệ giữa sỏi thận và ung thư thận

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sỏi thận và ung thư thận. Tuy nhiên, một bài báo vào năm 2018 lưu ý rằng những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để đi đến kết luận và cần nghiên cứu thêm về chủ đề này.

Một tổng quan tài liệu vào năm 2014 cho thấy tiền sử sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ ung thư thận nhưng điều này chỉ xảy ra ở nam giới. Một nghiên cứu vào năm 2019 cũng phát hiện ra rằng sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ ung thư thận.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao sỏi thận lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư thận. Một trong những giả thuyết được đưa ra là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng gia tăng do sỏi thận có thể dẫn đến những thay đổi có khả năng gây ung thư ở thận.

Ngoài ra, sỏi thận và ung thư thận có chung một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như béo phì và cao huyết áp.

Sự khác biệt giữa sỏi thận và ung thư thận

Sỏi thận và ung thư thận có một số triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như đau và có máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, triệu chứng của hai bệnh lý này có một số điểm khác biệt. Ví dụ, đau là một triệu chứng rất phổ biến của sỏi thận nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra với bệnh ung thư thận.

Trên thực tế, nhiều trường hợp mắc ung thư thận không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi khám hoặc điều trị một bệnh lý khác.

Một triệu chứng phổ biến của ung thư thận là tiểu ra máu. Khoảng 60% người mắc bệnh ung thư thận bị tiểu ra máu mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác. Chỉ 10 đến 15% ca bệnh có bộ ba triệu chứng là đau, tiểu ra máu và sờ thấy khối u. (1)

Sỏi thận và ung thư thận còn có nhiều điểm khác biệt lớn khác.

Triệu chứng

Triệu chứng sỏi thận

Sỏi thận thường không có triệu chứng nếu như sỏi vẫn nằm trong thận. Thông thường, chỉ khi sỏi di chuyển xuống niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) thì các triệu chứng mới xuất hiện.

Các triệu chứng thường gặp của sỏi thận gồm có:

  • Đau dữ dội ở vùng hạ sườn, thắt lưng, có thể lan xuống bụng hoặc bẹn
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiểu ra máu
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng

Triệu chứng ung thư thận

Ung thư thận giai đoạn đầu đa phần không có triệu chứng. Khi sang đến các giai đoạn sau, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tiểu ra máu
  • Đau hoặc nhức ở hạ sườn hoặc thắt lưng
  • Sờ thấy khối u ở vùng hạ sườn hoặc thắt lưng
  • Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt
  • Hụt hơi
  • Sốt không rõ nguyên nhân

Điều trị

Điều trị sỏi thận

Sỏi thận nhỏ có thể di chuyển qua đường tiết niệu rồi ra ngoài theo nước tiểu mà không cần điều trị. Trong thời gian này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và uống nhiều nước hoặc truyền dịch tĩnh mạch để giảm đau đớn, khó chịu. Uống nhiều nước còn giúp đào thải sỏi thận nhanh hơn.

Bác sĩ có thể kê tamsulosin để làm giãn cơ ở cổ bàng quang, giúp sỏi đi qua dễ dàng hơn.

Nếu sỏi thận có kích thước lớn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bị nhiễm trùng thì sẽ phải điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc tán sỏi thận qua da.

Điều trị ung thư thận

Việc điều trị ung thư thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, giai đoạn ung thư, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Phác đồ điều trị ung thư thận thường gồm có phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ quả thận bị ung thư và có thể cắt cả một phần mô xung quanh.

Các phương pháp điều trị khác còn có:

  • Liệu pháp nhắm trúng đích
  • Liệu pháp miễn dịch
  • Xạ trị
  • Các phương pháp điều trị tại chỗ như liệu pháp áp lạnh hoặc đốt bằng sóng cao tần
  • Hóa trị, mặc dù đôi khi phương pháp này không hiệu quả bằng các phương pháp điều trị khác

Hầu hết các ca bệnh đều phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ của sỏi thận

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận gồm có:

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị sỏi thận
  • Uống ít nước
  • Chế độ ăn nhiều muối, đường hoặc protein
  • Mắc một số bệnh lý, chẳng hạn như:
    • Bệnh tiểu đường
    • Béo phì
    • Bệnh gout
    • Cao huyết áp
    • Viêm ruột
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
    • Toan hóa ống thận
    • Rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng canxi, oxalat, axit uric hoặc cystin cao trong nước tiểu
    • Cường tuyến cận giáp
  • Tiền sử phẫu thuật đường tiêu hóa
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như:
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc kháng axit chứa canxi
    • Một số loại thuốc chống động kinh

Yếu tố nguy cơ của ung thư thận

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận gồm có:

  • Hút thuốc lá
  • Tiền sử gia đình bị ung thư thận
  • Một số bệnh di truyền như bệnh Von Hippel-Lindau
  • Mắc một số bệnh lý như:
  • Béo phì
  • Cao huyết áp
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối
  • Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như trichloroethylene

Tiên lượng

Tiên lượng sỏi thận

Hầu hết những người bị sỏi thận đều khỏi bệnh hoàn toàn sau khi sỏi tự trôi ra ngoài hoặc sau khi được điều trị. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị, sỏi thận có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng và suy thận.

Sỏi thận rất dễ tái phát. Thông kê cho thấy khoảng 50% những người từng bị sỏi thận tái phát bệnh trong vòng 5 năm. (2)

Tiên lượng ung thư thận

Tiên lượng bệnh ung thư thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại ung thư
  • Giai đoạn và cấp độ ung thư
  • Mức độ đáp ứng điều trị
  • Tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh

Tỷ lệ sống 5 năm đối với bệnh ung thư thận là 76,5% (tỷ lệ sống 5 năm có nghĩa là tỷ lệ người sống được thêm ít nhất 5 năm sau chẩn đoán). (3) Nói chung, dù là bất cứ bệnh ung thư nào, càng phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt.

Phòng ngừa

Phòng ngừa sỏi thận

Một số cách giúp giảm nguy cơ sỏi thận:

  • Uống nhiều nước hàng ngày
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống
  • Hạn chế ăn protein động vật và thay thế bằng protein từ thực vật
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Phòng ngừa ung thư thận

Không có cách nào có thể phòng ngừa ung thư thận một cách tuyệt đối nhưng có thể giảm thiếu nguy cơ bằng cách:

  • Không hút thuốc lá
  • Kiểm soát các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh
  • Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Mức độ phổ biến của ung thư thận và sỏi thận

Ung thư thận là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở người lớn. Ước tính có khoảng 431.288 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận trên toàn thế giới vào năm 2020. (4) Sỏi thận cũng là một vấn đề rất phổ biến. Có khoảng 1 – 15% dân số toàn cầu bị sỏi thận. (5)

Tóm tắt bài viết

Sỏi thận và ung thư thận là những bệnh lý xảy ra ở thận. Cả hai có chung một số yếu tố nguy cơ và một số triệu chứng như đau và tiểu ra máu. Ngoài ra, sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ ung thư thận, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng điều này.

Hãy đi khám ngay khi thấy có máu trong nước tiểu hoặc đau ở hạ sườn, thắt lưng để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

Vậy là "Sự khác biệt giữa sỏi thận và ung thư thận" mang tới những kiến thức hữu ích. Để có thể hiểu hơn về bệnh lý cũng nhưng bài viết liên quan. Hãy truy cập địa chỉ website: https://suckhoe123.vn/ nhé!.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?
Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?

Sỏi thận được chia làm 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite (magie amoni photphat) và sỏi cystin. Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất.

Mối liên hệ giữa sỏi thận và các bệnh về đường tiêu hóa
Mối liên hệ giữa sỏi thận và các bệnh về đường tiêu hóa

Sỏi thận có thể gây ra một số triệu chứng về tiêu hóa cũng như các biến chứng về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và tắc ruột nếu như không được điều trị.

Sỏi bàng quang và sỏi thận có gì giống và khác nhau?
Sỏi bàng quang và sỏi thận có gì giống và khác nhau?

Mặc dù đều hình thành từ khoáng chất tích tụ trong nước tiểu nhưng sỏi bàng quang và sỏi thận không giống nhau. Hai loại sỏi này nằm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể và thường có các triệu chứng khác nhau. Nhưng sỏi bàng quang và sỏi thận đều có thể bị mắc kẹt và dẫn đến biến chứng.

Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận
Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận

Giấm táo (apple cider vinegar) không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế nên giấm táo được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sỏi thận.

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây