1

Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?

Sỏi thận được chia làm 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite (magie amoni photphat) và sỏi cystin. Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất.
Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không? Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là những khối khoáng chất cứng hình thành trong thận.

Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau. Sỏi thận nhỏ có thể di chuyển qua đường tiết niệu và trôi ra ngoài cơ thể theo nước tiểu. Tuy nhiên, sỏi thận lớn có thể bị mắc kẹt và cần phải can thiệp để loại bỏ. Sỏi thận thường gây đau đớn và thậm chí có thể khiến người bệnh phải cấp cứu.

Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng người có các tình trạng dưới đây có nguy cơ bị sỏi thận sao hơn:

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị sỏi thận
  • Mất nước
  • Chế độ ăn có nhiều protein, muối hoặc đường
  • Béo phì
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Cystin niệu (nồng độ cystin trong nước tiểu cao)

Sỏi thận có thể hình thành từ nhiều loại khoáng chất khác nhau trong nước tiểu. Đôi khi, sỏi thận hình thành từ một loại khoáng chất duy nhất nhưng đa phần sỏi thận gồm nhiều loại khoáng chất khác nhau. Sỏi thận được phân loại dựa trên thành phần chính của sỏi.

Các loại sỏi thận

Sỏi thận được chia làm 4 loại chính:

  • Sỏi canxi
  • Sỏi axit uric
  • Sỏi struvite (magie amoni photphat)
  • Sỏi cystin

Sỏi canxi là loại sỏi thận phổ biến nhất. Dựa trên thành phần cụ thể của sỏi, sỏi thận canxi được chia thành hai loại là sỏi canxi oxalat và sỏi canxi photphat.

Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất. Một số loại sỏi thận rất phổ biến trong khi một số loại lại hiếm gặp. Nguy cơ hình thành mỗi loại sỏi thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Các loại sỏi thận cũng có nguy cơ tái phát (hình thành sỏi mới) khác nhau.

Bảng dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa các loại sỏi thận.

Loại sỏi Mức độ phổ biến Độ tuổi Tỷ lệ mắc ở nam so với nữ Khả năng tái phát
Sỏi canxi oxalat 61% số ca sỏi thận Mọi lứa tuổi nhưng trung bình là cuối độ tuổi 40 2:1 38%
Sỏi canxi photphat 15% số ca sỏi thận Mọi lứa tuổi nhưng trung bình là đầu độ tuổi 40 1:2 43%
Sỏi axit uric 10 - 15% tổng số ca sỏi thận Đa phần là 60 - 65 tuổi 4:1 51%
Sỏi struvite 5 - 15% tổng số ca sỏi thận Mọi lứa tuổi nhưng trung bình là đầu độ tuổi 50 1:3 41%
Sỏi cystin 1 - 2% tổng số ca sỏi thận Đa phần là người dưới 20 tuổi 2:1 89%

Làm thế nào để xác định loại sỏi thận?

Người bệnh sẽ không thể tự chẩn đoán sỏi thận và cũng không thể biết được mình có loại sỏi nào nếu như không đi khám.

Hãy đi khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu sỏi thận như đau khi đi tiểu, buồn tiểu liên tục nhưng chỉ tiểu được ít, tiểu khó, nước tiểu đục, sẫm màu hoặc có máu, có mùi hôi, đau ở thắt lưng hoặc hạ sườn, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn.

Các phương pháp để chẩn đoán sỏi thận gồm có các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang ổ bụng hay chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) và các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cung cấp thông tin trực quan về sỏi thận, gồm có kích thước, hình dạng và vị trí của sỏi. Các phương pháp này còn giúp xác định nguyên nhân hoặc biến chứng, chẳng hạn như tắc nghẽn đường tiết niệu.

Các xét nghiệm như phân tích nước tiểu và xét nghiệm máu sẽ cho biết nồng độ một số khoáng chất trong nước tiểu và máu như canxi, phốt pho và từ đó giúp xác định loại sỏi thận.

Viên sỏi sau khi trôi ra ngoài hoặc được phẫu thuật lấy ra ngoài sẽ được đem đi phân tích nhằm kiểm tra xem người bệnh có bị loại sỏi thận khác hay không.

Dựa trên loại sỏi thận, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa sỏi thận tái phát.

Điều trị sỏi thận

Tất cả các loại sỏi thận đều được điều trị giống nhau. Việc điều trị không phụ thuộc vào loại sỏi mà phụ thuộc vào kích thước của sỏi.

Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ chảy xuống bàng quang qua niệu quản. Niệu quản của người khỏe mạnh có đường kính bên trong chỉ từ 3mm đến 4mm.

Những viên sỏi nhỏ hơn đường kính niệu quản có thể dễ dàng trôi qua và ra ngoài theo nước tiểu. Người bệnh nên uống nhiều nước để tống sỏi thận ra ngoài nhanh hơn. Quá trình sỏi di chuyển qua đường tiết niệu có thể gây đau đớn. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau và thuốc làm giảm độ axit của nước tiểu để giúp sỏi ra ngoài dễ hơn. Thời gian để sỏi thận trôi ra ngoài thường là từ 4 đến 6 tuần.

Sỏi thận lớn không thể tự trôi ra ngoài sẽ cần phải điều trị.

Một phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị sỏi thận là tán sỏi ngoài cơ thể. Phương pháp điều trị không xâm lấn này làm vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ và sau đó các mảnh sỏi sẽ tự trôi ra ngoài.

Sỏi thận cũng có thể được loại bỏ bằng phương pháp nội soi. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua niệu đạo và bàng quang để loại bỏ toàn bộ viên sỏi hoặc phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ rồi mới loại bỏ.

Sỏi thận có kích thước quá lớn sẽ phải loại bỏ bằng phương pháp tán sỏi qua da, trong đó bác sĩ rạch một đường ở vùng lưng và tạo một đường hầm nhỏ để loại bỏ sỏi.

Phòng ngừa sỏi thận

Mặc dù mỗi loại sỏi thận hình thành do những nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung, biện pháp phòng ngừa các loại sỏi thận là giống nhau.

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa hầu hết các loại sỏi thận là uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần uống thay đổi theo độ tuổi và giới tính.

Thực hiện chế độ ăn DASH (chế độ ăn được thiết kể để phòng ngừa và điều trị cao huyết áp) có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi thận. Tùy thuộc vào loại sỏi cần phòng ngừa mà người bệnh sẽ phải cắt giảm lượng natri, protein động vật hoặc oxalat trong chế độ ăn uống. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý.

Mặc dù hầu hết các trường hợp sỏi thận là sỏi canxi nhưng không nên vì thế mà cắt giảm mức quá lượng canxi trong chế độ ăn. Trên thực tế, thiếu hụt canxi có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bệnh có thể làm xét nghiệm đo mức canxi để xem có cần phải điều chỉnh lượng canxi trong chế độ ăn hay không.

Sỏi cystin là do một bệnh di truyền có tên là cystin niệu gây ra và có thể cần điều trị bằng thuốc làm tăng độ pH của nước tiểu. Tuy nhiên, uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa loại sỏi thận này.

Tóm tắt bài viết

Có bốn loại sỏi thận chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite và sỏi cystin.

Phương pháp điều trị tất cả các loại sỏi thận đều giống nhau. Kích thước của sỏi là yếu tố quan trọng nhất quyết định phương pháp điều trị.

Các loại sỏi thận khác nhau là do các nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như chế độ ăn uống, nhiễm trùng hoặc các bệnh di truyền. Xác định loại sỏi là điều cần thiết để ngăn ngừa hình thành sỏi mới trong tương lai.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sỏi mật và sỏi thận có gì giống và khác nhau?
Sỏi mật và sỏi thận có gì giống và khác nhau?

Sỏi mật và sỏi thận là những bệnh lý phổ biến và đều gây đau đớn. Hai loại sỏi này có nhiều điểm khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Sỏi bàng quang và sỏi thận có gì giống và khác nhau?
Sỏi bàng quang và sỏi thận có gì giống và khác nhau?

Mặc dù đều hình thành từ khoáng chất tích tụ trong nước tiểu nhưng sỏi bàng quang và sỏi thận không giống nhau. Hai loại sỏi này nằm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể và thường có các triệu chứng khác nhau. Nhưng sỏi bàng quang và sỏi thận đều có thể bị mắc kẹt và dẫn đến biến chứng.

Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận
Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận

Giấm táo (apple cider vinegar) không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế nên giấm táo được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sỏi thận.

Uống collagen có gây sỏi thận không?
Uống collagen có gây sỏi thận không?

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc uống bổ sung collagen có thể gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Điều này có đúng hay không?

Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Mặc dù sỏi thận nhỏ thường tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhưng quá trình này có thể gây đau đớn và một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là rất cao. Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ và một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây