1

Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị

Đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn sỏi, đường tiết niệu bị tắc hoặc nhiễm trùng. Đó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khác không liên quan đến sỏi thận.
Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị

Sỏi thận là vấn đề rất phổ biến và có thể gây đau đớn cho những ai mắc phải. Sỏi thận hình thành bên trong thận từ các khoáng chất và muối trong nước tiểu.

Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu có một số yếu tố như uống ít nước, chế độ ăn uống có nhiều oxalat hoặc natri, có vấn đề về khả năng trao đổi chất…

Đặc biệt, những người đã từng bị sỏi thận sẽ có nguy cơ bị lại rất cao.

Đa số sỏi thận nhỏ đều tự đào thải ra ngoài qua nước tiểu và các cơn đau thường biến mất sau khi sỏi thận đào thải. Mặc dù một số người vẫn cảm thấy đau hoặc nhức nhưng những triệu chứng này chỉ là tạm thời và sẽ hết sau một thời gian ngắn.

Đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn sỏi, đường tiết niệu bị tắc hoặc nhiễm trùng. Đó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khác không liên quan đến sỏi thận.

Ngoài đau đớn, sỏi thận còn có thể gây các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn hoặc tiểu ra máu. Sốt hay ớn lạnh là các dấu hiệu của nhiễm trùng và khi có các dấu hiệu này thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây đau nhức sau khi đào thải sỏi thận và những dấu hiệu cần phải đi khám.

Nguyên nhân gây đau sau khi đào thải sỏi thận

Khi sỏi thận bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, người bệnh thường sẽ không còn cảm thấy đau nữa nhưng đôi khi, các cơn đau vẫn tiếp diễn. Điều này có thể là do một số nguyên nhân dưới đây.

Kích ứng hoặc viêm do sỏi thận

Cảm giác đau nhức và khó chịu có thể là do sự di chuyển của sỏi thận qua đường tiết niệu gây kích ứng hoặc viêm nhẹ. Nếu là do nguyên nhân này thì các cơn đau thường sẽ hết trong vòng vài ngày.

Vẫn còn sỏi thận

Đôi khi, ảnh chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) chỉ xác định được sỏi thận lớn và bỏ sót những viên sỏi nhỏ. Tình trạng đau nhức kéo dài sau khi đã đào thải sỏi thận có thể là do những viên sỏi nhỏ này gây ra.

Hơn nữa, một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ hình thành sỏi mới sau khi điều trị là rất cao. Trên thực tế, tỷ lệ tái phát sỏi thận trong vòng 5 năm sau điều trị là 50%. (1)

Tắc nghẽn

Đau sau khi đào thải sỏi thận có thể do niệu quản bị thu hẹp. Điều này có thể xảy ra do sự hình thành mô sẹo hoặc tình trạng viêm do sỏi thận gây ra khi di chuyển qua. Cũng có khả năng vẫn còn sỏi chưa đào thải và gây tắc niệu quản.

Niệu quản bị thu hẹp hay tắc nghẽn sẽ gây tiểu khó, khiến cho nước tiểu chảy ngược trở lại thận và gây hại cho thận. Ngoài tiểu khó, các dấu hiệu khác cho thấy niệu đạo bị tắc nghẽn còn có:

  • Cơn đau lan xuống bụng dưới và bẹn
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu, đục hoặc có mùi hôi
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt, ớn lạnh
  • Sưng phù chân
  • Táo bón

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau nhóm opioid để giảm bớt đau đớn do sỏi thận. Một trong những tác dụng phụ của các loại thuốc này là táo bón. Tình trạng táo bón do thuốc giảm đau nhóm opioid có thể gây đau và chướng bụng. Không dùng thuốc quá liều lượng chỉ định để tránh gặp phải tác dụng phụ này.

Đau xuất chiếu

Đau xuất chiếu là cảm giác đau ở một vị trí khác với vị trí bắt nguồn cơn đau.

Đôi khi, cơn đau mà bệnh nhân tưởng là do sỏi thận có thể là do một nguyên nhân khác. Đau ở hông, lưng hoặc vùng hạ sườn (bên dưới xương sườn) có thể là dấu hiệu của các vấn đề ở đường tiêu hóa hoặc hệ sinh dục.

Nguyên nhân gây đau ở niệu đạo sau khi đào thải sỏi thận

Mặc dù triệu chứng đau thường giảm bớt sau khi viên sỏi di chuyển đến bàng quang nhưng cảm giác đau có thể sẽ lại tăng lên khi sỏi thận đi qua niệu đạo. Những viên sỏi kích thước lớn sẽ cọ vào thành niệu đạo và gây đau nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời.

Tuy nhiên, đau ở niệu đạo cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác nên cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân nếu cơn đau kéo dài dai dẳng.

Các triệu chứng có thể gặp phải khi đào thải sỏi thận

Sỏi thận nhỏ thường di chuyển từ thận qua đường tiết niệu và trôi ra ngoài qua nước tiểu mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng nếu viên sỏi có kích thước lớn thì sẽ gây ra một số triệu chứng.

Nếu sỏi nằm trong thận và không gây tắc nghẽn thì người bệnh thường sẽ không cảm nhận thấy. Sau một thời gian, viên sỏi sẽ rời khỏi thận, đi vào niệu quản và đến bàng quang.

Niệu quản là cơ quan rất nhỏ dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, có đường kính trong chỉ khoảng 2 – 3mm. Vì vậy nên nếu sỏi thận có kích thước lớn thì sẽ không thể di chuyển qua và chặn dòng chảy nước tiểu.

Điều này gây sưng tấy và các cơn co thắt đau đớn (cơn đau quặn thận). Người bệnh thường cảm thấy đau nhói ở hông hoặc lưng (vùng bên dưới xương sườn). Cơn đau đôi khi lan xuống bẹn và bộ phận sinh dục.

Mức độ đau sẽ thay đổi khi đổi tư thế và khi viên sỏi tiếp tục di chuyển qua đường tiết niệu. Cơn đau có thể dữ dội đến mức người bệnh không thể nằm yên và phải liên tục đổi tư thế để bớt đau. Cảm giác đau thường giảm bớt hoặc biến mất trong vài giờ và sau đó quay trở lại.

Ngoài ra, các triệu chứng khác của sỏi thận còn có:

  • Buồn nôn và nôn
  • Tiểu ra máu
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Thường xuyên buồn tiểu gấp và đi tiểu nhiều

Triệu chứng đau thường giảm bớt khi sỏi thận di chuyển đến bàng quang. Nếu sỏi có kích thước nhỏ hoặc đã vỡ thành nhiều mảnh thì sẽ dễ dàng di chuyển từ bàng quang qua niệu đạo và đi ra ngoài theo nước tiểu mà không gây thêm bất kỳ triệu chứng nào.

Sỏi thận thường không gây tắc nghẽn niệu đạo vì niệu đạo có đường kính rộng gấp đôi niệu quản nhưng sỏi thận lớn vẫn có thể gây đau đớn khi di chuyển qua niệu đạo.

Thời gian đào thải sỏi thận tùy thuộc vào kích thước của viên sỏi. Quá trình đào thải những viên sỏi nhỏ thường là khoảng 30 - 31 ngày nhưng nếu sỏi thận có kích thước từ 4mm trở lên thì quá trình tự đào thải sẽ mất nhiều thời gian hơn hoặc cần phải can thiệp bằng các thủ thuật y tế như tán sỏi ngoài cơ thể.

Khi nào cần đi khám?

Sau khi sỏi thận đã bị đào thải, các triệu chứng thường sẽ giảm rõ rệt nhưng nếu bị đau nhức kéo dài hay gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì cần phải đi khám ngay:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Không đi tiểu được
  • Mệt mỏi trầm trọng
  • Nôn mửa
  • Nước tiểu có cục máu đông, có mùi hôi hoặc đục

Gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất nếu:

  • Đau đớn dữ dội, đã dùng thuốc giảm đau mà không đỡ
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Cách giảm đau nhức sau khi đào thải sỏi thận

Khi đi khám bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và hỏi về các triệu chứng. Sau đó, người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ
  • Xét nghiệm máu
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Hãy uống nhiều nước, tốt nhất là nước lọc. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi mới. Khi uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và nếu nước tiểu có màu vàng sẫm thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước.

Ngoài ra, hãy duy trì hoạt động thể chất, trừ khi bị đau đớn dữ dội. Vận động có thể giúp giảm đau.

Người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn trong thời gian vài ngày. Nếu tiếp tục phát hiện sỏi khi đi tiểu thì hãy giữ lại và mang theo khi đi khám để phân tích sỏi. Dựa trên thành phần sỏi, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp ngăn ngừa hình thành sỏi thận mới.

Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định và tái khám theo lịch hẹn. Báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Tùy theo nguyên nhân gây ra các triệu chứng này mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp điều trị khác.

Ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Những người từng bị sỏi thận có nguy cơ tái phát rất cao. Dưới đây là một số biện pháp để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận mới:

  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước mà mỗi người cần uống là khác nhau, tùy theo tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ vận động
  • Ăn ít muối
  • Hạn chế protein động vật
  • Giảm lượng đường
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh
  • Không uống bổ sung vitamin C nếu không cần thiết và nếu uống thì liều dùng không được vượt quá 1.000mg mỗi ngày.

Tóm tắt bài viết

Nguyên nhân gây đau sau khi đào thải sỏi thận có thể là do tình trạng kích ứng hoặc viêm mà sỏi gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này chỉ là tạm thời và sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày.

Đau kéo dài dai dẳng sau khi đã đào thải sỏi thận có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn sỏi, nhiễm trùng hoặc triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác và cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân, kéo dài
Tin liên quan
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Mặc dù sỏi thận nhỏ thường tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhưng quá trình này có thể gây đau đớn và một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là rất cao. Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ và một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Các cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất
Các cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất

Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp. Không có biện pháp nào có thể đảm bảo ngăn ngừa sỏi thận một cách hoàn toàn nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.

Những điều cần biết về sỏi thận canxi oxalat
Những điều cần biết về sỏi thận canxi oxalat

Có nhiều loại sỏi thận và loại phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat.

Sỏi thận bao lâu sẽ đào thải và khi nào cần đi khám?
Sỏi thận bao lâu sẽ đào thải và khi nào cần đi khám?

Thời gian mà sỏi thận di chuyển từ thận ra ngoài cơ thể tùy thuộc vào một số yếu tố như kích thước và vị trí sỏi kẹt trong niệu quản.

Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser

Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây