Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là gì?
Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là một thủ thuật y tế giúp phá vỡ sỏi thận nằm trong niệu quản. Niệu quản là ống nối thận với bàng quang.
Sỏi thận là một vấn đề phổ biến. Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận và nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là sự kết hợp của hai phương pháp điều trị:
- Nội soi niệu quản: đưa ống nội soi vào niệu quản để xác định vị trí sỏi.
- Tán sỏi bằng laser: sử dụng năng lượng laser để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh nhỏ.
Tiếp tục đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser, gồm có quy trình thực hiện, các rủi ro, tác dụng phụ và các phương pháp điều trị sỏi thận khác.
Khi nào cần sử dụng phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser?
Không phải trường hợp nào bị sỏi thận cũng cần điều trị bằng phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác như:
- Thuốc
- Nội soi niệu quản không tán sỏi
- Nội soi niệu quản kết hợp các loại tán sỏi khác, ví dụ như tán sỏi bằng sóng xung kích
- Tán sỏi thận qua da
Nội soi niệu quản an toàn hơn so với tán sỏi thận qua da. Nội soi niệu quản thường là phương pháp được lựa chọn đầu tiên để điều trị sỏi thận.
Đối với các trường hợp sỏi nằm bên trong thận, bác sĩ thường sử dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích. Tán sỏi bằng laser thường dành cho những trường hợp sỏi thận nằm bên trong niệu quản, đặc biệt là khi sỏi nằm gần bàng quang.
Tán sỏi bằng laser hiệu quả hơn tán sỏi bằng sóng xung kích vì sử dụng năng lượng của chùm tia laser chiếu trực tiếp vào viên sỏi.
Chuẩn bị trước điều trị
Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là một thủ thuật ngoại trú, có nghĩa là người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày mà không cần ở lại bệnh viện.
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc chụp X-quang để xác định số lượng, kích thước và vị trí của sỏi.
Người bệnh cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng. Người bệnh có thể phải ngừng dùng một số loại thuốc trước và trong thời gian điều trị, gồm có thuốc chống đông máu và một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen. Lý do là vì những loại thuốc này có thể gây chảy máu nhiều trong quá trình điều trị.
Trong quá trình nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Do đó, người bệnh cần phải nhịn ăn trong 8 đến 12 tiếng trước thủ thuật.
Quy trình thực hiện
Sau khi người bệnh được gây mê, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi (ống dài, mềm có gắn camera) qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản cho đến khi chạm tới viên sỏi. Sau đó, bác sĩ chiếu laser để phá vỡ viên sỏi rồi lấy các mảnh sỏi ra khỏi niệu quản. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ đặt stent niệu quản để nước tiểu chảy qua bình thường sau thủ thuật. Stent sẽ được lấy ra sau vài ngày.
Quá trình điều trị thường mất từ 30 đến 90 phút nhưng nếu sỏi có kích thước lớn hoặc có nhiều sỏi thì sẽ mất nhiều thời gian hơn và người bệnh có thể phải ở lại bệnh viện 1 – 2 ngày để theo dõi.
Sau điều trị
Sau khi hoàn tất thủ thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức. Sau khoảng vài giờ, khi cảm thấy đỡ đau và có thể đi tiểu thì người bệnh có thể về nhà.
Thuốc gây mê sẽ gây buồn ngủ và buồn nôn trong vài giờ sau thủ thuật. Do đó, người bệnh cần có người đưa về.
Sau khi nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau ở vùng bàng quang. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau mạnh như Percocet hoặc Vicodin để người bệnh dùng ngay sau thủ thuật. Sau đó, người bệnh có thể chuyển sang dùng các loại thuốc giảm đau nhẹ hơn.
Người bệnh thường sẽ gặp hiện tượng tiểu ra máu sau khi nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ tự hết.
Ngoài ra còn có thể phát sinh một số vấn đề khác như:
- Đau và bầm tím
- Mệt mỏi
- Táo bón
- Buồn nôn
Sau vài ngày, người bệnh cần quay lại tái khám để bác sĩ đánh giá quá trình hồi phục và tháo stent niệu quản.
Rủi ro của nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Rủi ro lớn nhất của phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là nhiễm trùng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng trước khi xuất viện về nhà.
Người bệnh nên theo dõi nhiệt độ cơ thể. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Hãy đi khám ngay lập tức nếu bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh.
Chảy máu nghiêm trọng là vấn đề hiếm khi xảy ra sau khi nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser.
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài tán sỏi bằng laser, các phương pháp tán sỏi khác để điều trị sỏi thận gồm có:
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích: Đây là phương pháp tán sỏi phổ biến nhất. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh năng lượng cao để phá vỡ sỏi thận.
- Tán sỏi bằng xung hơi: phá vỡ sỏi bằng chất lỏng áp suất cao.
- Tán sỏi bằng siêu âm: sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi.
- Tán sỏi bằng điện thủy lực: sử dụng sốc điện để làm vỡ sỏi.
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên các yếu tố như:
- Vị trí của sỏi
- Kích thước sỏi
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh
Sỏi thận nhỏ có thể tự trôi ra ngoài nhưng quá trình này có thể sẽ rất đau đớn. Hãy uống nhiều nước để sỏi trôi ra ngoài nhanh hơn.
Sỏi thận có tái phát sau điều trị không?
Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Hầu hết người bệnh không gặp bất kỳ biến chứng nào sau điều trị. Nhưng sỏi thận có thể tái phát. Nếu hình thành sỏi thận mới, người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị.
Tóm tắt bài viết
Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.
Giống như nhiều thủ thuật xâm lấn khác, nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser cungx tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nhưng điều này không phổ biến và có thể ngăn ngừa bằng thuốc kháng sinh.
Mặc dù nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là một phương pháp điều trị hiệu quả nhưng sỏi thận có thể tái phát và cần phải tiếp tục điều trị. Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa sỏi thận là uống nhiều nước.
Giấm táo (apple cider vinegar) không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế nên giấm táo được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sỏi thận.
Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Mặc dù sỏi thận nhỏ thường tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhưng quá trình này có thể gây đau đớn và một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là rất cao. Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ và một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.
Có nhiều loại sỏi thận và loại phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat.
Đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn sỏi, đường tiết niệu bị tắc hoặc nhiễm trùng. Đó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khác không liên quan đến sỏi thận.
Sỏi thận được chia làm 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite (magie amoni photphat) và sỏi cystin. Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất.