1

Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận

Giấm táo (apple cider vinegar) không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế nên giấm táo được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sỏi thận.
Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận

Mặc dù tác dụng này chưa được nhiều nghiên cứu chứng minh nhưng giấm táo vẫn là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất để trị sỏi thận.

Có thể dùng bất kỳ loại giấm táo nào nhưng giấm táo hữu cơ nguyên chất, không qua lọc được cho là sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Sỏi thận hình thành như thế nào?

Sỏi thận là các khối rắn hình thành từ tinh thể khoáng chất và muối bên trong thận và dọc theo đường tiết niệu. Khi nước tiểu ứ đọng trong thời gian dài, đặc biệt là nước tiểu cô đặc, các khoáng chất trong nước tiểu sẽ kết tinh và tích tụ lại tạo thành sỏi thận. Phần lớn các trường hợp sỏi thận là do thói quen nhịn tiểu. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau và thường gây đau.

Ngoài ra, sỏi thận có thể gây buồn nôn, sốt và tiểu buốt. Đây là một vấn đề khá phổ biến và nguy cơ mắc phải sẽ cao hơn nếu đã từng có tiền sử sỏi thận hoặc có người thân trong gia đình bị sỏi thận.

Tác dụng của giấm táo trong điều trị sỏi thận

Giấm táo được nhiều người sử dụng để trị sỏi thận. Lý do là bởi giấm táo có chứa axit axetic (acetic acid) – một hợp chất hữu cơ được cho là có tác dụng làm mềm, phá vỡ và làm tan sỏi thận. Các viên sỏi lớn có thể bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và sau đó được đào thải qua nước tiểu một cách dễ dàng hơn.

Giấm táo giúp kiềm hóa máu và nước tiểu đồng thời làm tăng axit trong dạ dày. Điều này giúp ngăn ngừa hình thành sỏi mới và cải thiện tiêu hóa.

Giấm táo giúp cơ thể loại bỏ độc tố và khoáng chất dư thừa – nguyên nhân gây sỏi thận. Giấm táo còn có thể giúp giảm đau và viêm do sỏi thận. Thậm chí, giấm táo còn được cho là có tác dụng thanh lọc thận và gan.

Kết quả nghiên cứu

Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra tác dụng điều trị sỏi thận của giấm táo nhưng không ít bằng chứng trong số đó chưa được kiểm chứng và không đáng tin cậy. Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về lợi ích của giấm táo đối với sỏi thận. Tuy nhiên, giấm táo có chứa một số chất có lợi cho việc điều trị sỏi thận.

Ví dụ, giấm táo chứa một lượng nhỏ kali và khoáng chất này đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy rằng chế độ ăn nhiều kali có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận. (1)

Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều giấm táo vì điều này có thể dẫn đến hạ kali máu (nồng độ kali trong máu ở mức thấp). Cần nghiên cứu thêm về tác dụng trực tiếp của kali trong giấm táo trong việc ngăn ngừa sỏi thận.

Một nghiên cứu vào năm 2017 đã tìm hiểu ảnh hưởng của các thói quen ăn uống khác nhau đến sỏi thận. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấm lên men có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Giấm lên men được chứng minh là có liên quan đến sự giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Trà và các loại đậu cũng có tác dụng tương tự. (2) Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng tác động trực tiếp của giấm đến sỏi thận.

Theo một nghiên cứu trên động vật vào năm 2014, giấm táo có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương do oxy hóa ở thận và làm tăng các enzyme chống oxy hóa. Giấm táo cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol. Điều này giúp hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận vì cân nặng lớn có thể làm tăng nguy cơ cholesterol cao và hình thành sỏi thận.

Cách ngăn ngừa và điều trị sỏi thận bằng giấm táo

Có thể uống giấm táo khi bị sỏi thận để làm tan sỏi hoặc uống giấm táo thường xuyên để phòng ngừa sỏi thận.

Lưu ý, phải pha giấm táo với nước trước khi uống. Việc uống giấm táo không pha loãng sẽ làm mòn men răng và có thể gây tổn thương mô ở cổ họng. Súc miệng kỹ sau khi uống giấm táo để tránh làm hỏng men răng.

Cách đơn giản nhất là pha 1 - 2 muỗng canh giấm táo với một cốc nước. Có thể thêm 1 thìa mật ong để tạo vị ngọt.

Nếu uống được chua thì bạn có thể thêm nước cốt chanh vào giấm táo để tăng thêm lợi ích đối với sức khỏe. Lý do là bởi nước chanh có chứa citrate – một hợp chất giúp giảm nồng độ axit trong nước tiểu. Citrate giúp ngăn ngừa sự tích tụ tinh thể, nhờ đó ngăn hình thành sỏi mới và ngăn những viên sỏi hiện có trở nên to hơn. Có thể thêm đến 60ml nước cốt chanh vào nước giấm táo pha loãng.

Một thành phần nữa mà bạn có thể thêm vào hỗn hợp nước giấm táo là dầu ô liu. Công thức pha như sau:

  • 1 – 2 thìa canh giấm táo
  • 60ml nước chanh
  • 60ml dầu ô liu

Uống hỗn hợp này và sau đó uống thêm một cốc nước lọc.

Một lựa chọn khác là trộn 1/2 thìa cà phê baking soda và 2 thìa canh giấm táo với một cốc nước ấm. Natri bicarbonate là thành phần hoạt tính trong baking soda hay còn gọi là muối nở. Thành phần này có tác dụng kiềm hóa và giảm tính axit của nước tiểu. Điều này có thể giúp loại bỏ sỏi thận và ngăn hình thành sỏi mới.

Ngoài uống trực tiếp, bạn cũng có thể sử dụng giấm táo trong nấu ăn, chẳng hạn như trộn salad, nước sốt cà chua hay mayonaise…

Nếu như không thích mùi hay vị chua của giấm táo thì có thể tìm mua viên uống giấm táo. Những sản phẩm này có dạng viên nang nên sẽ dễ uống hơn.

Phòng ngừa sỏi thận

Một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận, chẳng hạn như:

  • Giảm lượng muối
  • Hạn chế đường
  • Uống ít nhất 1,8 – 2l nước mỗi ngày
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp
  • Hạn chế các món có tính axit
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa (nên chọn sữa ít béo)
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt
  • Tránh carb tinh chế
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Ăn các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ thực vật như hạt đậu phụ, đậu lăng, đậu phộng, hạt quinoa, hạnh nhân…
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ tươi
  • Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo
  • Ăn ít thực phẩm chứa nhiều oxalat như bia, cà phê
  • Ăn thực phẩm giàu magiê như hạt bí, hạnh nhân, hạt điều, cải bó xôi
  • Ăn ít protein có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như thịt hun khói
  • Không uống vitamin C nếu không cần thiết

Khi nào cần đi khám?

Hãy đi khám nếu tình trạng không cải thiện hoặc nếu các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, sỏi thận cần được điều trị bằng thuốc hoặc các thủ thuật y tế để ngăn ngừa biến chứng. Khi đi khám, tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị cụ thể, có thể chỉ cần theo dõi để sỏi tự đào thải, dùng các phương pháp tự nhiên hoặc phải can thiệp y tế.

Để phòng ngừa sỏi thận, bạn cần phải giữ sức khỏe tốt bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng và ngủ đủ giấc để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động một cách bình thường. Đây là những điều đặc biệt quan trọng nếu đã từng bị sỏi thận trước đây hoặc trong gia đình có người thân bị sỏi thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể
Tin liên quan
Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị
Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị

Đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn sỏi, đường tiết niệu bị tắc hoặc nhiễm trùng. Đó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khác không liên quan đến sỏi thận.

Uống cà phê có giúp ngăn ngừa sỏi thận?
Uống cà phê có giúp ngăn ngừa sỏi thận?

Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng uống cà phê thực sự có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận là những khối cứng hình thành do sự lắng đọng các chất thải trong nước tiểu. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa uống cà phê và nguy cơ sỏi thận nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tiêu thụ caffeine có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser

Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.

Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?
Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?

Sỏi thận được chia làm 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite (magie amoni photphat) và sỏi cystin. Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất.

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây