1

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn.
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bệnh tiểu đường và sỏi thận

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin bình thường. Insulin là một hormone có vai trò rất quan trọng đối với khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến các vấn đề ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả thận.

Tiểu đường type 2 khiến cho nước tiểu có tính axit mạnh và điều này làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Triệu chứng sỏi thận

Sỏi thận hình thành từ các tinh thể khoáng chất trong nước tiểu. Tùy theo loại tinh thể mà sỏi thận được phân chia thành nhiều loại như sỏi canxi oxalat, sỏi struvite, sỏi axit uric hay sỏi cystin.

Sỏi có thể di chuyển từ thận qua đường tiết niệu. Những viên sỏi nhỏ thường bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu và hầu như không gây đau đớn.

Tuy nhiên, những viên sỏi cỡ lớn thường gây đau và có thể mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây tắc nghẽn, chặn dòng nước tiểu và dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy máu.

Ngoài đau đớn, các triệu chứng khác của sỏi thận còn có:

  • Nước tiểu đục và có mùi hôi
  • Nước tiểu lẫn máu
  • Buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhiều và tiểu rắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng

Nếu nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ là sỏi thận thì hãy đi khám. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và các biện pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định vấn đề.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn.

Ngoài bệnh tiểu đường, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận còn có:

  • Béo phì
  • Chế độ ăn nhiều protein động vật
  • Tiền sử gia đình bị sỏi thận
  • Mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến thận
  • Mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến lượng canxi và một số axit trong cơ thể
  • Bệnh đường tiết niệu
  • Viêm ruột mãn tính

Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, ví dụ như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng axit có chứa canxi
  • Thực phẩm chức năng có chứa canxi
  • topiramate (Topamax) - một loại thuốc chống động kinh
  • indinavir (Crixivan) - một loại thuốc điều trị nhiễm HIV

Đôi khi không xác định được nguyên nhân chính xác gây sỏi thận.

Điều trị sỏi thận

Sỏi thận nhỏ có thể không cần phải điều trị. Người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài. Dấu hiệu cho thấy cơ thể được cung cấp đủ nước là nước tiểu trong và nhạt màu. Nước tiểu sẫm màu có nghĩa là bạn đang uống không đủ nước.

Sỏi nhỏ thường không gây đau nhiều và chỉ cần dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn là đủ nhưng nếu không hiệu quả thì sẽ cần dùng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê thuốc chẹn alpha để giúp đào thải sỏi nhanh hơn.

Những trường hợp sỏi thận lớn có thể cần dùng đến các loại thuốc giảm đau mạnh và can thiệp nhiều hơn. Các viên sỏi cỡ lớn có thể gây chảy máu, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thậm chí làm hỏng thận.

Một phương pháp thường được sử dụng để điều trị sỏi thận là tán sỏi bằng sóng xung kích. Đây là một phương pháp không xâm lấn, sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi từ bên ngoài cơ thể.

Nếu sỏi nằm trong niệu quản, phương pháp điều trị thường là nội soi tán sỏi niệu quản.

Nếu sỏi có kích thước quá lớn và không thể đào thải qua nước tiểu thì sẽ phải làm phẫu thuật loại bỏ sỏi.

Phòng ngừa sỏi thận

Một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Tuy nhiên, có thể làm giảm nguy cơ bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và kiểm soát cân nặng.

Uống nhiều nước mỗi ngày cũng rất quan trọng. Cố gắng uống khoảng 1,8 – 2l nước hoặc các loại đồ uống không chứa cồn khác mỗi ngày. Có thể uống nước ép cam hoặc chanh vì các loại quả này chứa citrate – một chất giúp ngăn chặn sự kết tinh tinh thể.

Nếu bạn đã bị sỏi thận thì cần hiểu rõ nguyên nhân gây hình thành sỏi để ngăn ngừa sỏi tái phát trong tương lai.

Để tìm ra nguyên nhân thì phải phân tích sỏi thận. Khi sỏi thận bị đào thải ra ngoài, hãy giữ lại viên sỏi và mang theo khi đi tái khám. Viên sỏi sẽ được đem đi phân tích để xác định thành phần.

Tùy theo loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp để ngăn ngừa hình thành sỏi mới.

Sỏi thận có thể hình thành từ canxi oxalat nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải kiêng toàn bộ các loại thực phẩm chứa canxi. Quá ít canxi sẽ làm tăng nồng độ oxalat. Do đó vẫn phải bổ sung đủ canxi từ chế độ ăn uống. Ngoài ra cũng cần bổ sung đủ vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả.

Lượng natri quá cao có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Nên ăn ít muối để tránh bị thừa natri.

Chế độ ăn có quá nhiều protein động vật sẽ làm tăng axit uric và cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Do đó, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ.

Một số loại thực phẩm khác cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận là sô cô la, trà và nước ngọt có ga.

Lợi ích của chế độ ăn DASH

DASH là viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension, có nghĩa chế độ ăn giúp ngăn chặn tăng huyết áp. Chế độ ăn này không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận. Chế độ ăn DASH gồm có các loại thực phẩm chính là rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít béo. Ngoài ra nên ăn ngũ cốc nguyên cám, đậu, các loại hạt và quả hạch, cá và thịt gia cầm, đồng thời hạn chế lượng natri, đường và đồ ngọt, chất béo và thịt đỏ.

Kiểm soát khẩu phần ăn cũng là một phần quan trọng trong chế độ ăn DASH. Không giống như nhiều chế độ ăn kiêng khác, chế độ ăn DASH được thực hiện lâu dài để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể, nguy cơ
Tin liên quan
Uống collagen có gây sỏi thận không?
Uống collagen có gây sỏi thận không?

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc uống bổ sung collagen có thể gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Điều này có đúng hay không?

8 triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận
8 triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận

Nếu sỏi thận có kích thước rất nhỏ thì người bệnh thường sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khi viên sỏi di chuyển qua đường tiết niệu. Nhưng nếu sỏi có kích thước lớn thì sẽ gây ra một số triệu chứng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Mặc dù sỏi thận nhỏ thường tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhưng quá trình này có thể gây đau đớn và một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là rất cao. Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ và một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Các cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất
Các cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất

Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp. Không có biện pháp nào có thể đảm bảo ngăn ngừa sỏi thận một cách hoàn toàn nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.

Nghiên cứu phát hiện thuốc kháng sinh có thể gây sỏi thận
Nghiên cứu phát hiện thuốc kháng sinh có thể gây sỏi thận

Ngày càng có nhiều người bị sỏi thận và theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh đường uống trong vài năm trở lại đây.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây