1

Mối liên hệ giữa sỏi thận và các bệnh về đường tiêu hóa

Sỏi thận có thể gây ra một số triệu chứng về tiêu hóa cũng như các biến chứng về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và tắc ruột nếu như không được điều trị.
Mối liên hệ giữa sỏi thận và các bệnh về đường tiêu hóa Mối liên hệ giữa sỏi thận và các bệnh về đường tiêu hóa

Sỏi thận là những khối rắn hình thành từ các tinh thể khoáng chất trong thận.

Đây là một trong những bệnh lý về tiết niệu phổ biến nhất. Mặc dù sỏi thận có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận. Một số loại sỏi là do bệnh di truyền trong khi một số loại có liên quan đến các bệnh tiêu hóa. Sỏi thận cũng có thể hình thành do không uống đủ nước và một số bệnh nhiễm trùng.

Triệu chứng thường gặp của sỏi thận là đau dữ dội ở bụng, thắt lưng và vùng hạ sườn nhưng ngoài ra, sỏi thận còn có thể gây ra các vấn đề khác.

Sỏi thận có mối liên hệ khá phức tạp với hệ tiêu hóa. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem sỏi thận có ảnh hưởng như thế nào đến đường tiêu hóa và một số bệnh tiêu hóa có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Các triệu chứng về tiêu hóa của sỏi thận

Người bị sỏi thận có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và nôn.

Đau bụng

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận.

Các cơn đau thường xảy đến theo đợt, người bệnh có cảm giác đau nhói và dữ dội, được gọi là cơn đau quặn thận. Cảm giác đau có thể xảy ra ở bụng, hai bên hạ sườn, thắt lưng và bẹn.

Buồn nôn

Sỏi thận còn có thể gây buồn nôn. Đôi khi, cảm giác buồn nôi là do phản ứng của cơ thể với cơn đau. Triệu chứng này không phổ biến như đau quặn thận nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy cần phải điều trị khẩn cấp.

Nôn

Nôn cũng có thể là một triệu chứng của sỏi thận nhưng không phổ biến. Nếu bị sỏi thận và đột nhiên nôn nhiều thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Biến chứng về đường tiêu hóa của sỏi thận

Các triệu chứng về tiêu hóa nêu trên có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận. Các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau khi điều trị. Nhưng đôi khi, sỏi thận dẫn đến các biến chứng về tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích

Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy những người bị sỏi thận có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cao hơn. Hơn 30% số trường hợp mắc mới hội chứng ruột kích thích xảy ra trong vòng 6 tháng sau lần đầu tiên bị sỏi thận.

Tắc ruột

Mặc dù biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng đôi khi, sỏi thận có thể gây tắc ruột. Điều này dẫn đến các triệu chứng không phổ biến của sỏi thận như táo bón và nôn.

Các bệnh tiêu hóa có thể gây sỏi thận

Sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng về tiêu hóa. Mặt khác, một số bệnh lý về đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy. Một đợt tiêu chảy ngắn sẽ không gây sỏi thận nhưng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và đây là một trong những nguyên nhân gây hình thành sỏi thận.

Viêm ruột

Viêm ruột là một nhóm các rối loạn xảy ra ở ruột và đường tiêu hóa, gồm có hai căn bệnh là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Tình trạng viêm ở đường tiêu hóa gây cản trở sự hấp thụ một số hợp chất và điều này đôi khi có thể dẫn đến sỏi thận.

Phẫu thuật vùng bụng

Đôi khi, phẫu thuật vùng bụng, chẳng hạn như phẫu thuật nối tắt dạ dày và phẫu thuật cắt vạt dạ dày gây ra các vấn đề không mong muốn như tiêu chảy hoặc hấp thu kém. Như đã nói ở trên, những vấn đề này có thể dẫn đến sỏi thận.

Các triệu chứng khác của sỏi thận

Sỏi thận còn có nhiều triệu chứng khác không liên quan đến đường tiêu hóa. Không phải ai bị sỏi thận cũng gặp phải tất cả những triệu chứng này và thậm chí, một số người còn không hề có bất kỳ triệu chứng nào khi bị sỏi thận. Chỉ bác sĩ mới có thể chẩn đoán sỏi thận, do đó hãy đi khám khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trên cơ thể.

Ngoài các triệu chứng về tiêu hóa kể trên, sỏi thận còn có các triệu chứng khác như:

  • Đau khi đi tiểu
  • Đau ở thắt lưng hoặc hạ sườn
  • Buồn tiểu liên tục, tiểu gấp
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Nước tiểu đục
  • Tiểu khó
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi

Khi nào cần đi khám?

Các điều trị sỏi thận đơn giản nhất là để sỏi tự trôi ra ngoài theo nước tiểu. Nhưng cách này chỉ áp dụng được cho sỏi thận kích thước nhỏ. Nếu sỏi có kích thước lớn thì sẽ rất khó hoặc không thể tự trôi ra ngoài. Trong những trường hợp này, nếu không được điều trị thì sỏi thận sẽ gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Người bệnh có thể phải tái khám để kiểm tra xem sỏi thận đã trôi ra ngoài chưa và có cần phải can thiệp hay không.

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận là đau nhưng đau cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Hãy đi khám càng sớm càng tốt khi thường xuyên bị đau không rõ nguyên nhân để được chẩn đoán đúng bệnh.

Nếu có các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn thì đó có thể là dấu hiệu của sỏi thận nghiêm trọng hoặc sỏi thận đã gây ra biến chứng về đường tiêu hóa. Những trường hợp này cần được điều trị khẩn cấp.

Câu hỏi thường gặp

Mối liên hệ giữa sỏi thận và các vấn đề về đường tiêu hóa rất phức tạp. Sỏi thận có thể gây ra triệu chứng và biến chứng về tiêu hóa. Một số bệnh tiêu hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về chủ đề này.

Sỏi thận có ảnh hưởng đến việc đại tiện không?

Sỏi thận đa phần không ảnh hưởng đến nhu động ruột và việc đại tiện, trừ những trường hợp sỏi thận gây biến chứng về đường tiêu hóa như tắc ruột nhưng điều này rất hiếm gặp.

Những vấn đề về tiêu hóa nào có thể gây sỏi thận?

Mất nước và hấp thu kém đều có thể dẫn đến sỏi thận. Hai tình trạng này có thể xảy ra do các vấn đề về tiêu hóa như:

  • Tiêu chảy mạn tính
  • Bệnh viêm ruột
  • Phẫu thuật vùng bụng

Người bị sỏi thận có thể gặp phải những vấn đề về tiêu hóa nào?

Những người bị sỏi thận lần đầu có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích trong vòng 6 tháng sau cao hơn so với những người chưa bao giờ bị sỏi thận.

Và mặc dù hiếm gặp nhưng đôi khi sỏi thận còn có thể gây tắc ruột.

Sỏi thận có gây ra hội chứng ruột kích thích không?

Mặc dù chưa rõ liệu sỏi thận có trực tiếp dẫn đến hội chứng ruột kích thích hay không nhưng nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành bị sỏi thận có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích trong vòng 6 tháng sau cao hơn với những người không bị sỏi thận. Vẫn cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem sỏi thận có phải nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng ruột kích thích hay không.

Tóm tắt bài viết

Sỏi thận và các vấn đề về đường tiêu hóa có mối liên hệ phức tạp. Trong một số trường hợp, sỏi thận là do các bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra nhưng đôi khi lại ngược lại, sỏi thận dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa.

Nếu có các triệu chứng về tiêu hóa thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận nghiêm trọng. Nếu bị sỏi thận và có các triệu chứng này thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ
Tin liên quan
Sự Khác Biệt Giữa Sỏi Thận Và Ung Thư Thận
Sự Khác Biệt Giữa Sỏi Thận Và Ung Thư Thận

Sự khác biệt giữa sỏi thận và ung thư thận là gì? Hai bệnh lý này có liên quan gì đến nhau. Những triệu. Những triệu chứng, yếu tố nguy cơ và tiên lượng hai bệnh lý này ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Tiêu chảy có phải triệu  chứng của sỏi thận không?
Tiêu chảy có phải triệu chứng của sỏi thận không?

Sỏi thận là những khối cứng hình thành do khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng ở thận. Tiêu chảy không phải một triệu chứng của sỏi thận nhưng có thể xảy ra sau phẫu thuật loại bỏ sỏi thận. Sỏi thận có thể gây ra một số triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và nôn.

Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận
Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận

Giấm táo (apple cider vinegar) không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế nên giấm táo được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sỏi thận.

Uống collagen có gây sỏi thận không?
Uống collagen có gây sỏi thận không?

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc uống bổ sung collagen có thể gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Điều này có đúng hay không?

Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Mặc dù sỏi thận nhỏ thường tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhưng quá trình này có thể gây đau đớn và một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là rất cao. Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ và một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây