1

Tập vận động cho người bệnh đang điều trị bỏng để dự phòng cứng khớp và co kéo chi thể - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Bỏng có thể để lại một người bệnh bị suy nhược và biến dạng co rút, có thể dẫn đến khuyết tật đáng kể khi không được điều trị. Do vậy, một trong những yêu cầu của phục hồi chức năng bỏng là tập vận động trên người bệnh đang điều trị bỏng để dự phòng cứng khớp và co kéo chi thể
  • Vận động để phục hồi chức năng là một phần thiết yếu không thể thiếu trong điều trị bỏng, tập vận động phải được tiến hành sớm bắt đầu từ ngày nhập viện và tiếp tục trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau khi bị bỏng.
  • Vận động phục hồi chức năng bỏng không chỉ được thực hiện bởi một hoặc hai cá nhân, mà phải là một đội phục hồi chức năng, kết hợp với người bệnh và gia đình của họ.

II. CHỈ ĐỊNH

Bỏng độ IIIs, IV, V

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Điều kiện sức khỏe toàn thân người bệnh không cho phép
  • Ghép da (ít nhất 5-7 ngày bất động, nên phối hợp với bác sĩ phẫu thuật)
  • Người bệnh có tổn thương cơ, gân, mạch máu thần kinh phối hợp
  • Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

Chuẩn bị người bệnh: giải thích để người bệnh kết hợp điều trị

2. Người thực hiện

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng

3. Phương tiện

Tùy thuộc vào từng người bệnh sẽ quyết định dụng cụ trợ giúp

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị, người bệnh
  • Lượng giá mức độ tổn thương và tiên lượng hạn chế vận động
  • Lập kế hoạch tập cho từng giai đoạn
  • Thực hiện kỹ thuật: bài tập rõ ràng là tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, tuổi của người bệnh và các yếu tố khác trước khi bị  bỏng để quyết định, nhưng cần phải thường xuyên theo dõi và thay đổi cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao.

* Có nhiều bài tập luyện:

  • Đặt tư thế đúng và nẹp được bắt đầu từ ngày đầu tiên bị bỏng và có thể tiếp tục trong nhiều tháng sau chấn thương để phòng chống lại sự co kéo của sẹo, nguyên nhân dẫn đến làm giảm hàng loạt vận động của khớp. Áp dụng cho tất cả các người bệnh cho dù có được ghép da hay không. Đặt nẹp khớp sớm ở các tư thế bảo vệ tốt nhất đối với các khớp dễ bị biến dạng do co rút đặc biệt là khớp nhỏ của bàn tay và ngón
  • Tập luyện với sự giúp đỡ của nhân viên vật lý trị liệu nhằm duy trì tầm vận động khớp và sức cơ.
  • Tập luyên thể chất bằng các động tác vận động chủ động nhằm cải thiện tuần hoàn và trao đổi chuyển hóa
  • Tập duỗi để tránh sự co kéo, tránh teo cơ và phục hồi lại sự nhớ của các động tác vận động nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế
  • Tập luyện trong các trường hợp tổn thương thần kinh nhằm phục hồi lại các vận động một cách chính xác tới mức có thể được
  • Tập luyện hoạt động của các cơ chủ động và thụ động
  • Tập luyện vận động nhằm giúp người bệnh phục hồi phân tích vận động, sau đó là tập tư thế (nằm, nghiêng sang bên, ngồi thẳng chân, ngồi vắt chân khỏi giường). Nên sử dụng băng thun ở chi dưới
  • Có hai sự lựa chọn tùy thuộc vào trình trạng người bệnh: chuyển từ giường bệnh sang xe lăn, hoặc ngồi trên giường. Người bệnh đã nằm lâu trên giường bệnh đòi hỏi các động tác tập luyện phân bố trọng lượng và kiểm soát thân mình
  • Có nhiều phương tiện dụng cụ có thể sử dụng trong giai đoạn sớm sau bỏng. Các hoạt động nhằm mục đích đạt được sự vận động thể chất. Nhân viên vật lý trị liệu cần hướng dẫn người bệnh cách đi lại, đầu tiên là với các dụng cụ, sau đó là đi một mình không cần dụng cụ. Việc chăm sóc phải thận trọng sau khi ghép da hoặc có tổn thương thần kinh hoặc phẫu thuật chỉnh hình. Đi lại giúp định hướng lại vị trí của các mảnh da ghép
  • Tập luyện chức năng tĩnh có tác dụng ngăn chăn thiểu dưỡng và co kéo cơ bằng cách sử dụng các lực làm giãn gân một cách thường xuyên, và có hiệu chỉnh. Các bài tập này trong trường hợp có tổn thương thần kinh có thể bù trừ được các vận động đã mất
  • Bài tập nên được thực hiện với những giai đoạn tập ngắn thường xuyên (3- 5 phút) mỗi giờ. Nếu người bệnh dung nạp được chương trình tập như vậy mà không quá mệt trong 2-3 ngày, thời gian mỗi giai đoạn có thể tăng chậm và giảm tần số

III. CHÚ Ý

  • Chương trình tập luyện cần bắt đầu sớm
  • Một chương trình chăm sóc nên tránh thời gian kéo dài không nhúc nhích, và bất kỳ một phần cơ thể nào có thể di chuyển tự do nên di chuyển thường xuyên
  • Loạt các bài tập vận động nên được bắt đầu từ ngay sau bỏng
  • Nên có một chương trình kế hoạch hoạt động hàng ngày và chăm sóc phục hồi. Bản kế hoạch nên được xem xét lại hàng ngày như là thay đổi các nhu cầu phục hồi.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị bỏng tiêu hóa và các biến chứng tiêu hóa ở người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Điều trị và phòng ngừa bệnh lậu
Điều trị và phòng ngừa bệnh lậu

Bệnh lậu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị nên cần phải phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?

Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra khi bị thiếu hụt vitamin D là loãng xương. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và mất thính giác.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1234 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  842 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1071 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1142 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1122 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây