1

Các loại thuốc điều trị bệnh động mạch vành

Các loại thuốc điều trị bệnh động mạch vành Các loại thuốc điều trị bệnh động mạch vành

Giới thiệu chung

Bệnh động mạch vành (CAD) xảy ra khi các mạch máu không thể vận chuyển đủ máu và oxy đến tim. Thông thường, nguyên nhân là do các mạch máu bị tổn hại hoặc bị tắc nghẽn do mảng bám tích tụ. Sự tích tụ mảng bám gây ra một tình trạng gọi là xơ vữa động mạch và dẫn đến bệnh mạch vành.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh mạch vành là kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bước điều trị đầu tiên đối với bệnh lý này thường là thay đổi lối sống ví dụ như cải thiện chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên. Nếu những thay đổi này vẫn không đủ thì bệnh nhân sẽ bắt đầu phải dùng thuốc.

Các loại thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị các biến chứng của bệnh mạch vành. Dùng thuốc cũng có thể là bước điều trị đầu tiên nếu mức độ tắc nghẽn động mạch dưới 70% và sự lưu thông máu không bị hạn chế quá nghiêm trọng.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng phổ biến để điều trị bệnh mạch vành và ngăn ngừa các vấn đề liên quan.

Thuốc trị đau thắt ngực

Một triệu chứng phổ biến của bệnh mạch vành là đau thắt ngực. Nếu bạn gặp hiện tượng này, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác dụng ngắn hoặc dài trong nhóm thuốc nitrat. Nitroglycerin, một loại nitrat, có tác dụng làm giãn mạch máu và giúp tim bơm máu nhẹ nhàng hơn, từ đó làm giảm các cơn đau ngực.

Ngoài ra, thuốc chẹn beta cũng thường được kê đơn để điều trị đau thắt ngực. Thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Những tác động này làm giảm lượng oxy mà tim cần để hoạt động và có thể giúp làm dịu cảm giác đau ngực.

Thuốc chống đông máu

Sự tích tụ mảng bám trong mạch máu là một đặc điểm phổ biến ở những người bị bệnh mạch vành. Tình trạng này có thể làm hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể chặn mạch máu và gây nhồi máu cơ tim.

Các cục máu đông hình thành do sự kết tập của tiểu cầu lưu thông trong máu. Những tế bào này có thể liên kết với nhau thành cục máu đông để giúp cầm máu sau chấn thương. Một số loại thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tiểu cầu, khiến cho cục máu đông khó hình thành trong các động mạch. Tác dụng này làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Một số loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • aspirin
  • clopidogrel (Plavix)
  • eptifibatide (Integrilin)
  • ticlopidine (Ticlid)

Thuốc giảm cholesterol

Nồng độ cholesterol cao trong máu là yếu tố chính góp phần gây xơ vữa động mạch. Nếu bạn có chỉ số cholesterol cao và không thể hạ thấp được bằng chế độ ăn uống hay tăng cường vận động thì bác sĩ sẽ kê thuốc để dùng hàng ngày.

Các loại thuốc giảm cholesterol gồm có:

Thuốc gắn axit mật

Thuốc gắn axit mật giúp cơ thể loại bỏ lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL), hay còn gọi là cholesterol xấu. Các loại thuốc này còn được gọi là nhựa gắn axit mật, gồm có:

  • cholestyramin (questran)
  • colesevelam hydrochloride (welchol)
  • colestipol hydrochloride (colestid)

Fibrate

Fibrate có tác dụng hạ nồng độ triglyceride và tăng nồng độ HDL cholesterol hay còn gọi là cholesterol tốt. Một số chất trong nhóm này gồm có:

  • clofibrate (Atromid -S)
  • fenofibrate (Tricor)
  • gemfibrozil (Lopid)

Statin

Statin hoạt động với cơ chế giảm sự sản sinh cholesterol toàn phần. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm Statin gồm có:

  • atorvastatin (Lipitor)
  • fluvastatin (Lescol)
  • lovastatin (Mevacor)
  • pravastatin (Pravachol)
  • rosuvastatin (Crestor)
  • simvastatin (Zocor)

Niacin

Niacin hay còn được gọi là vitamin B-3, có tác dụng tăng HDL cholesterol và giảm LDL cholesterol. Niacin có hai tên thuốc là Niaspan và Niacor.

Thuốc hạ huyết áp

Có nhiều loại thuốc hạ huyết áp và chúng hoạt động với các cơ chế khác nhau như:

Thuốc chẹn beta

Cao huyết áp làm tổn hại mạch máu và góp phần gây bệnh động mạch vành. Thuốc chẹn beta khắc phục điều này bằng cách làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim, một trong các biến chứng của bệnh mạch vành.

Một số ví dụ về thuốc chẹn beta gồm có:

  • atenolol (Tenormin)
  • carvedilol (Coreg)
  • metoprolol (Toprol)
  • nadolol (Corgard)
  • propranolol (Inderide)
  • timolol (Blocadren)

Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi giúp tăng lượng oxy được đưa đến tim bằng cách làm giãn các mạch máu của tim, cho phép máu giàu oxy lưu thông đến một cách dễ dàng hơn. Các loại thuốc này còn làm giảm huyết áp và giãn các mạch máu khác trong cơ thể, điều này làm giảm lượng oxy mà trái tim cần.

Một số loại thuốc chẹn kênh canxi gồm có:

  • amlodipine (Norvasc)
  • diltiazem (Cardizem)
  • felodipine (Plendil)
  • isradipine (DynaCirc)
  • nicardipine (Cardene)
  • nifedipine (Adalat, Procardia)

Thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Angiotensin II là một loại hormone trong cơ thể gây co thắt các mạch máu, làm tăng huyết áp và khiến cho tim cần nhiều oxy hơn.

Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitor) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) làm giảm tác động của angiotensin II và có tác dụng ngăn ngừa tăng huyết áp. Những loại thuốc này có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵnhồi máu cơ tim.

Các loại thuốc ức chế men chuyển gồm có:

  • benazepril (Lotensin)
  • captopril (Capoten)
  • enalarpril (Vasotec)
  • fosinopril
  • lisinopril (Prinivil, Zestril)
  • moexipril
  • perindopril
  • quinapril (Accupril)
  • ramipril (Altace)
  • trandolapril (Mavik)

Các loại thuốc ức chế thụ thể angiotensin II gồm có:

  • irbesartan (Avapro)
  • losartan (Cozaar)
  • telmisartan (Micardis)
  • valsartan (Diovan)

Nhìn chung, các loại thuốc điều trị bệnh mạch vành có tác dụng:

  • Giảm nồng độ cholesterol
  • Hạ huyết áp
  • Giảm cường độ làm việc của trái tim
  • Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
  • Tăng lượng oxy đến tim

Tất cả những tác dụng này đều giúp giảm các triệu chứng của bệnh mạch vành và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp với tình trạng của từng người:

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: trị bệnh
Tin liên quan
Nên ăn và nên tránh những loại thực phẩm nào khi bị bệnh mạch vành?
Nên ăn và nên tránh những loại thực phẩm nào khi bị bệnh mạch vành?

Bệnh mạch vành xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim (động mạch vành) bị tổn thương hoặc gặp các tình trạng như bị thu hẹp hoặc cứng lại do mảng bám tích tụ. Mặc dù bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh bằng nhiều phương pháp, trong đó quan trọng là dinh dưỡng đúng cách, nghĩa là ăn những thực phẩm phù hợp và tránh những thực phẩm không lành mạnh.

Triệu chứng của bệnh động mạch vành (CAD)
Triệu chứng của bệnh động mạch vành (CAD)

Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm. Triệu chứng của bệnh động mạch vành có thể bao gồm đau ngực, khó thở hoặc yếu người.

Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch
Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây