1

Bệnh co thắt động mạch vành là gì?

Bệnh co thắt động mạch vành là gì? Bệnh co thắt động mạch vành là gì?

Co thắt động mạch vành là gì?

Co thắt động mạch vành hay co thắt mạch vành là hiện tượng cơ trong các động mạch của tim co thắt lại đột ngột, khiến cho động mạch thu hẹp lại và cản trở máu chảy vào tim.

Co thắt động mạch vành là hiện tượng chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn nhưng lại có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như nhồi máu cơ tim. Nguy cơ gặp phải những cơn co thắt này sẽ tăng cao nếu bạn có các vấn đề về tim mạch như chỉ số cholesterol cao hoặc tăng huyết áp.

Các triệu chứng của co thắt mạch vành

Nhiều ca co thắt mạch vành không được chẩn đoán vì tình trạng này không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Điều này rất nguy hiểm vì các cơn co thắt có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mà bệnh nhân nhận thấy hiện tượng đau ngực nhẹ hoặc một số triệu chứng khác trước khi cơn co thắt mạch vành xảy ra. Nhìn chung thì các triệu chứng phổ biến thường có:

  • Đau thắt ngực
  • Đau ở bên trái ngực
  • Tức ngực
  • Cơn đau lan từ ngực đến cánh tay, cổ hoặc xương hàm.

Cơn đau ngực báo hiệu co thắt mạch vành thường có những đặc điểm sau:

  • Chỉ xảy ra trong khi nghỉ ngơi
  • Mỗi lần kéo dài từ 5 đến 30 phút
  • Xảy ra thường xuyên nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm

Nguyên nhân nào gây co thắt mạch vành?

Tăng huyết áp và nồng độ cholesterol cao là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn co thắt mạch vành.

Khoảng 2% những người bị đau thắt ngực hoặc tức ngực đều trải qua tình trạng co thắt mạch vành.

Co thắt mạch vành cũng có thể xảy ra ở những người bị xơ vữa động mạch. Đây là tình trạng do mảng bám tích tụ bên trong động mạch và cản trở sự lưu thông máu.

Các yếu tố tăng nguy cơ co thắt mạch vành

Nếu như có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị co thắt động mạch vành. Nồng độ cholesterol cao và cao huyết áp là những yếu tố trực tiếp làm tăng nguy cơ co thắt động mạch. Và ngoài ra còn các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ này như:

  • Hút thuốc
  • Lạm dụng chất kích thích, như cocaine hay amphetamine
  • Thường xuyên căng thẳng
  • Cơ thể bị lạnh cóng
  • Hội chứng cai rượu

Bạn nên có biện pháp giảm thiểu các yếu tố nguy cơ nêu trên nếu như có tiền sử co thắt động mạch vành để tránh tiếp tục gặp phải các cơn co thắt trong tương lai.

Chẩn đoán co thắt mạch vành bằng cách nào?

Các cơn co thắt mạch vành là dấu hiệu cho thấy rằng đang có một vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe tim mạch. Vì lý do này nên bác sĩ sẽ phải tiến hành một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau để xác định được vấn đề. Những phương pháp này sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng, chi tiết về tim mạch và giúp bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng gồm có:

  • Siêu âm tim: đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim.
  • Điện tâm đồ (EKG): là một phương pháp được ứng dụng để đo hoạt động điện tim.
  • Chụp mạch vành: đây là một phương pháp chụp X-quang đặc biệt sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để cho phép quan sát bên trong các động mạch và đo lưu lượng máu qua tim.

Tất cả những phương pháp này đều rất hữu ích vì giúp bác sĩ có được mọi thông tin cần thiết để chẩn đoán một cách chính xác. Một khi đã xác định được vấn đề thì có thể đưa ra một kế hoạch điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị co thắt mạch vành thường tập trung vào việc giảm các cơn đau ngực và chủ yếu là điều trị bằng thuốc kê đơn, ví dụ như:

  • Các loại thuốc trong nhóm Nitrat: làm giãn động mạch và thành động mạch. Các loại thuốc trong nhóm này có thể được sử dụng lâu dài hoặc dùng để điều trị tức thì các cơn co thắt.
  • L-arginine: đây là một chất có trong thực phẩm và có cả ở dạng viên uống bổ sung để ngăn ngừa co thắt mạch vành.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: có tác dụng làm giảm tức ngực bằng cách làm giãn các cơ trong động mạch. Các loại thuốc này có thể được sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, có thể bác sĩ còn chỉ định dùng thêm thuốc giảm cholesterol hoặc thuốc hạ huyết áp để ngăn ngừa co thắt mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim.

Trong quá trình điều trị, bạn nên chú ý ăn ít chất béo và ít muối. Đồng thời nên bỏ thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc. Những thay đổi này sẽ giúp làm giảm khả năng tiếp tục bị co thắt mạch vành trong tương lai.

Các biến chứng của co thắt mạch vành

Co thắt mạch vành là hiện tượng xảy ra tạm thời trong thời gian rất ngắn nhưng vẫn có thể để lại hậu quả lâu dài. Khi không được điều trị, các cơn co thắt mạch vành sẽ xảy ra thường xuyên hơn và dẫn đến:

  • Rối loạn nhịp tim: đây là tình trạng mà tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi động mạch dẫn máu đến tim bị tắc nghẽn.
  • Ngừng tim: xảy ra khi tim đột ngột ngừng đập do máu ngừng chảy lên não.
  • Tử vong

Triển vọng cho những người bị co thắt mạch vành

Co thắt mạch vành thường là tình trạng mãn tính, có nghĩa là không thể khỏi được mà sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể sống khỏe mạnh nhờ tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố nguy cơ.

Ngăn ngừa co thắt động mạch vành

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ co thắt động mạch vành bằng cách ngăn ngừa xơ vữa động mạch mà để ngăn ngừa xơ vữa động mạch thì nên theo một chế độ ăn ít chất béo, tập luyện thường xuyên, kiểm soát huyết áp và bỏ thuốc lá. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế căng thẳng quá mức và thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn về sau.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Triệu chứng của bệnh động mạch vành (CAD)
Triệu chứng của bệnh động mạch vành (CAD)

Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm. Triệu chứng của bệnh động mạch vành có thể bao gồm đau ngực, khó thở hoặc yếu người.

Nên ăn và nên tránh những loại thực phẩm nào khi bị bệnh mạch vành?
Nên ăn và nên tránh những loại thực phẩm nào khi bị bệnh mạch vành?

Bệnh mạch vành xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim (động mạch vành) bị tổn thương hoặc gặp các tình trạng như bị thu hẹp hoặc cứng lại do mảng bám tích tụ. Mặc dù bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh bằng nhiều phương pháp, trong đó quan trọng là dinh dưỡng đúng cách, nghĩa là ăn những thực phẩm phù hợp và tránh những thực phẩm không lành mạnh.

Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch
Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây