1

Những điều cần biết về điều trị bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành (CAD) xảy ra khi các mảng chất béo hoặc mảng bám tích tụ trong thành mạch máu hoặc động mạch. Có thể điều trị CAD bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống hoặc phẫu thuật nếu cần.
Hình ảnh 81 Những điều cần biết về điều trị bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành (CAD), còn được gọi là bệnh mạch vành, là loại bệnh tim phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ.

CAD xảy ra khi các mảng chất béo hoặc mảng bám tích tụ trong thành mạch máu hoặc động mạch. Sự tích tụ này có thể gây viêm, giảm lưu lượng máu đến tim và dẫn đến các triệu chứng của cơn đau tim như yếu người, buồn nôn, khó thở và đau ngực.

CAD cũng có thể gây ra các cơn đau tim, nhưng các phương pháp điều trị hiện có sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này. Điều trị có thể giảm được sự tích tụ mảng bám trong động mạch, qua đó ngăn chặn tình trạng giảm lưu lượng máu.

Các yếu tố nguy cơ gây CAD bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim
  • Hút thuốc
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh
  • Thiếu vận động thể chất
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao

Phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Dưới đây là những điều cần biết về điều trị CAD.

Thuốc điều trị

Điều trị CAD là để ngăn chặn sự tích tụ mảng bám, giảm viêm, cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tim mạch tổng thể. Bác sĩ có thể giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ bạn mắc phải và làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

Thuốc ngăn ngừa cục máu đông

Aspirin giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch vành, ngăn ngừa nguy cơ đau tim lần đầu hoặc tái phát cơn đau tim đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, không nên sử dụng aspirin nếu bạn bị rối loạn đông máu hoặc đã được bác sĩ kê thuốc làm loãng máu khác.

Thuốc cân bằng cholesterol

Các loại thuốc này giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol), giảm viêm và ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng tích tụ mảng bám. Ví dụ: statins.

Thuốc chẹn beta

Thuốc này giúp làm chậm nhịp tim, giảm tải áp lực cho tim, từ đó giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Thuốc cũng có hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Thuốc chẹn kênh canxi

Nếu thuốc chẹn beta không đủ hiệu quả để giảm huyết áp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chẹn kênh canxi. Thuốc này giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Các thuốc khác

Một số thuốc khác như ranolazine (Ranexa) hoặc nitroglycerin (Rectiv) có thể được dùng để giảm đau ngực (đau thắt ngực). Ngoài ra, các thuốc hạ huyết áp khác gồm thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARBs) hoặc thuốc lợi tiểu.

Thay đổi lối sống

Cùng với việc dùng thuốc, thay đổi lối sống có thể gíup làm CAD chậm tiến triển và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc làm co thắt mạch máu, tổn thương động mạch, tăng huyết áp và nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Hãy sử dụng liệu pháp thay thế nicotine hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc hỗ trợ cai thuốc lá.

Duy trì hoạt động thể chất

Vận động thường xuyên giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm huyết áp và cholesterol. Hãy đặt mục tiêu ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần, tương đương 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày. Bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc aerobic nhẹ, sau đó tăng dần cường độ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu kế hoạch tập luyện mới.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh động mạch vành (CAD). Ưu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm:

  • Trái cây và rau củ tươi
  • Protein nạc
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, các loại hạt và bơ

Tránh các thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến mức cholesterol hoặc hàm lượng natri trong cơ thể như các loại thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhanh, và thực phẩm nhiều chất béo. Hãy chú ý đến nhãn mác thực phẩm và sử dụng các gia vị thay thế muối như thảo mộc hoặc gia vị không chứa muối khi chế biến món ăn.

Kiểm soát căng thẳng

Giảm căng thẳng giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Bạn cũng nên điều chỉnh nhịp độ sinh hoạt, đảm bảo ngủ đủ giấc và áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng, ví dụ như tập thể dục, thiền, thở sâu hoặc yoga.

Quản lý các tình trạng sức khỏe khác

Quản lý tốt các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể giúp cải thiện CAD. Ví dụ, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy duy trì mức đường huyết ổn định và tuân thủ đúng chỉ định thuốc từ bác sĩ.

Phẫu thuật

Kết hợp uống thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp giảm cholesterol và ngăn chặn nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, từ đó cải thiện lưu lượng máu đến tim và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Tuy nhiên, nếu đã sử dụng thuốc và thực hiện các thay đổi lối sống mà vẫn chưa hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng tắc nghẽn động mạch, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để khôi phục lưu thông máu:

  • Can thiệp động mạch vành qua da (PCI): Đây là thủ thuật mở phần động mạch bị hẹp và đặt stent để giữ động mạch luôn thông thoáng, từ đó tăng lưu lượng máu qua động mạch.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Đây là phương pháp phẫu thuật tim hở. Bác sĩ sẽ lấy một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ bộ phận khác trong cơ thể, sau đó tạo đường dẫn máu mới vòng qua khu vực bị tắc nghẽn.

Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định trong các trường hợp CAD nghiêm trọng.

Kết luận

Bệnh động mạch vành là tình trạng nghiêm trọng, có nguy cơ đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, có các phương pháp có thể giúp điều trị hiệu quả để khôi phục lưu thông máu, bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và phẫu thuật. Các phương pháp này cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, ngừng tim đột ngột và đột quỵ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hướng dẫn về thuốc điều trị bệnh động mạch vành
Hướng dẫn về thuốc điều trị bệnh động mạch vành

Có nhiều loại thuốc giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh động mạch vành (CAD), bao gồm các loại thuốc statin để giảm mức cholesterol, thuốc ức chế men chuyển ACE để giảm huyết áp, và các loại thuốc khác giúp ngăn ngừa cơn đau tim.

Sự khác biệt giữa đau thắt ngực và bệnh động mạch vành
Sự khác biệt giữa đau thắt ngực và bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực là một triệu chứng, không phải là một bệnh lý, nhưng có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị bệnh mạch vành, hay còn gọi là bệnh động mạch vành (CAD). Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa hai vấn đề tim mạch này, cách xác định nguyên nhân của các triệu chứng và khi nào cần tìm đến sự chăm sóc y tế.

Phân biệt Xơ vữa động mạch và Bệnh động mạch vành
Phân biệt Xơ vữa động mạch và Bệnh động mạch vành

Xơ vữa động mạch là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng tích tụ mảng bám trong các động mạch. Khi sự tích tụ này xảy ra trong các động mạch cung cấp máu cho tim, tình trạng này được gọi là bệnh động mạch vành. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết hơn về xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành và sự khác biệt giữa hai tình trạng này.

Sự khác biệt giữa đau thắt ngực và bệnh động mạch vành
Sự khác biệt giữa đau thắt ngực và bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực là một triệu chứng, không phải là một bệnh, nhưng có thể xuất hiện khi bị bệnh động mạch vành. Dưới đây là những điểm giống và khác giữa hai vấn đề này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây