Những điều cần biết về vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản
1. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh gì?
Viêm não Nhật Bản là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở Châu Á - Thái Bình Dương, lây truyền qua muỗi đốt (muỗi Culex) nhưng chưa có điều trị đặc hiệu, với tỉ lệ mắc là: 67.900 ca/năm (tỉ lệ mắc mới: 1.8/100.000 dân), tỉ lệ tử vong là 25 - 30%, 50% bệnh nhân sống sẽ có di chứng thần kinh nặng nề. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành trong cả nước. Ở Miền Nam, bệnh có rải rác quanh năm; ở Miền Bắc, bệnh thường lưu hành theo mùa, hay gặp từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa, đỉnh cao là tháng 6- tháng 7, với các ổ dịch hay gặp ở Miền núi trung du phía Bắc.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Dấu hiệu của bệnh thường đa dạng, Thường 200 - 300 ca thể ẩn sẽ gặp 1 ca viêm não Nhật Bản điển hình với thời gian ủ bệnh 5 - 15 ngày (thường 1 tuần), khởi phát 1-4 ngày với dấu hiệu sốt, đau đầu, nôn; giai đoạn toàn phát kéo dài 1 - 2 tuần với sốt 39 - 40 độ C, thay đổi ý thức (li bì, hôn mê), có các triệu chứng thần kinh (co giật, liệt, rối loạn thần kinh thực vật), có dấu hiệu màng não, liệt chi, dấu hiệu tháp... Bệnh tiên lượng xấu, có thể tử vong đến 20 - 30%, 70 - 80% sống với 50% di chứng tàn tật (30% rối loạn vận động, 20% co giật, 20% rối loạn nhận thức hay ngôn ngữ) ; 50% không có hay có di chứng tàn tật nhẹ (khó khăn học tập, có vấn đề trong ứng xử và di chứng thần kinh khác).
2. Các loại vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ
- Theo WHO năm 2015 có khoảng 15 loại vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản đang sử dụng dựa trên genotype của 3 dòng virus: Nakayama, Beijing, SA-14.
- Các vắc-xin viêm não Nhật Bản được chia thành 4 nhóm:
- Vắc-xin sống giảm độc lực từ tế bào Vero.DV).
- Vắc-xin bất hoạt điều chế từ tế bào Vero.
- Vắc-xin sống giảm độc lực.
- Vắc-xin sống tái tổ hợp (recombinant).
- Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml.
- Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (JEVAX®) là vắc-xin bất hoạt, được sản xuất theo quy trình công nghệ của Viện BIKEN, trường Đại học Osaka, Nhật Bản do Vibiotech sản xuất. Vắc-xin này dùng để dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là một dung dịch trong, không màu, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đến dưới 15 tuổi theo phác đồ:
- Mũi tiêm đầu tiên: Khi trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.
- Mũi tiêm thứ 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tuần.
- Mũi tiêm 3: Sau mũi tiêm thứ 2: 1 năm.
- Sau đó, nhắc lại mỗi 3 năm / lần cho đến 15 tuổi.
Hiện nay, cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế đã và đang triển khai tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax cho trẻ từ 1-5 tuổi trong chương trình “Tiêm chủng mở rộng quốc gia” tại các trạm y tế xã phường với lịch tiêm 3 mũi cơ bản như trên
- Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev 0.5ml: là vắc-xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng. Vắc-xin được sản xuất từ chủng virus viêm não Nhật Bản giảm độc lực SA-14-14-2. Vắc-xin được chỉ định phòng ngừa Viêm não Nhật Bản cho người từ 9 tháng tuổi trở lên:
- 9 tháng – 18 tuổi: 2 liều 0.5ml tiêm dưới da cách nhau 12 - 24 tháng
- Trên 18 tuổi: tiêm dưới da 1 liều 0.5 ml duy nhất
- Có thể sử dụng chủng ngừa nhắc lại 1 liều duy nhất cho TE trước đó đã tiêm vắc-xin Jevax bất hoạt đủ liệu trình cơ bản 3 mũi.
- Không tiêm cho phụ nữ mang thai
3. Vì sao nên tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ?
Hiện nay, Việt nam vẫn là vùng lưu hành dịch viêm não Nhật Bản mà bệnh lại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân viêm não Nhật Bản. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như các rủi ro do bệnh lý gây ra.
4. Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản
- Giống như các loại vắc-xin khác, khi tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ nhất định gặp tác dụng phụ:
- Phản ứng tại chỗ: chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ hoặc đau
- Phản ứng toàn thân: đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, người ớn lạnh hoặc sốt nhẹ...
- Phản ứng sốc phản vệ: trường hợp này rất hiếm gặp, rơi vào tỷ lệ 1/ 1 triệu.
- Sau khi tiêm xong cho trẻ nghỉ ngơi, theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng trước khi về nhà, đồng thời sau khi về vẫn tiếp tục kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ ít nhất 24 giờ, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời như:
- Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
- Sốt kéo dài > 48 giờ hoặc trẻ sốt 1 - 2 ngày, hạ sốt sau đó lại sốt lại.
- Sốt kèm theo một số triệu chứng khác: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉa lỏng, phát ban....
- Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái ...hay kích thích, quấy khóc liên tục, co giật, li bì, hôn mê..
Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch, tiêm đủ liệu trình và theo đúng phác đồ sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.
Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 988 lượt xem
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1067 lượt xem
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1229 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 812 lượt xem
Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 847 lượt xem
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.