1

Mang thai có được tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản?

Viêm não Nhật Bản là do nhiễm virus cấp tính, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương,bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là từ tháng 5 - 7 hàng năm. Tiêm vắc-xin Viêm não Nhật Bản là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

1. Tại sao phải tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản?

Bệnh viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis - JE) là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng nông thôn ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh lây truyền sang người khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt vào. Viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người.

Du khách ít có nguy cơ bị mắc bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đối với người sống tại các vùng có bệnh này hoành hành, hoặc đối với người lưu trú tại đó một thời gian dài. Phần lớn người mắc virus Viêm não Nhật Bản không có bất cứ triệu chứng nào. Những người khác có thể có triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu, hoặc nghiêm trọng như viêm màng não (nhiễm trùng não). Người bị viêm màng não có thể bị sốt, cứng cổ, co giật và hôn mê. Cứ khoảng 4 người bị viêm não thì có 1 người tử vong. Khoảng một nửa số người không chết có thể bị khuyết tật trọn đời. Người ta tin rằng viêm não Nhật Bản ở phụ nữ đang có thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

2. Tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không?

Đối với một loại vắc-xin cũng giống như với bất cứ loại thuốc nào, đều có khả năng bị tác dụng phụ. Khi có tác dụng phụ do tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản, chúng thường không nghiêm trọng và sẽ tự động biến mất.

Các vấn đề nhẹ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản:

  • Đau khi tiếp xúc, đỏ tấy hoặc sưng ở vị trí tiêm vắc-xin (tỷ lệ gặp khoảng 1 trên 4 người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản).
  • Sốt (thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn).
  • Đau đầu, đau cơ (thường gặp ở người trưởng thành).

Các vấn đề vừa và nghiêm trọng:

  • Nghiên cứu chỉ ra rằng các phản ứng nặng với vắc-xin viêm não Nhật Bản là rất hiếm gặp. Tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra sau bất cứ thủ thuật y tế nào, kể cả tiêm vắc-xin. Nên ngồi hoặc nằm nghỉ khoảng 15 phút giúp phòng tránh nguy cơ bị ngất xỉu và các chấn thương do té ngã. Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy chóng mặt, mờ mắt hoặc ù tai.
  • Đau vai kéo dài và giảm phạm vi hoạt động của cánh tay được tiêm vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm nhưng rất hiếm.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản (nổi mề đay, sưng mặt và cổ, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và yếu người) rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1 trên 1 triệu liều. Nếu có hiện tượng dị ứng, nó thường xảy ra sau khi tiêm vắc-xin vài phút đến vài tiếng.
Mang thai có được tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản?
Đau đầu, đau cơ là vấn đề nhẹ có thể gặp sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

3. Mang thai có được tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản?

Vắc-xin viêm não Nhật Bản chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Bất cứ ai có phản ứng dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với một liều vắc-xin viêm não Nhật Bản đều không nên tiêm liều tiếp theo.
  • Bất cứ ai bị dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với bất cứ thành phần nào của vắc-xin viêm não Nhật Bản đều không nên dùng vắc-xin.
  • Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản. Nếu bạn có thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Người đang mắc các bệnh bẩm sinh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Người đang mệt mỏi, sốt cao hoặc bệnh nhiễm trùng đang tiến triển.
  • Người mắc bệnh tim, thận hoặc bệnh gan.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Bệnh ung thư máu và các bệnh lý ác tính nói chung.
Mang thai có được tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản?
Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc-xin Viêm não Nhật Bản

4. Thận trọng khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

Cũng như tất cả các loại vắc-xin khác, luôn luôn phải có sẵn Epinephrine (Adrenaline) để sử dụng trong các trường hợp cấp cứu sốc phản vệ có thể xảy ra.

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Chưa có số liệu nghiên cứu về việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho phụ nữ đang cho con bú, vì vậy cần cân nhắc lợi ích khi chỉ định tiêm vắc-xin cho đối tượng này.

5. Liều tiêm, đường tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

Đường tiêm: Tiêm dưới da.

Liều tiêm:

  • Trẻ em từ ≥ 12 tháng (1 tuổi) tuổi đến ≤ 36 tháng tuổi (3 tuổi) tiêm 0.5ml/liều.
  • Trẻ em > 36 tháng tuổi (> 3 tuổi) và người lớn tiêm 1.0 ml/liều.

Lịch tiêm

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: sau mũi thứ nhất từ 1 – 2 tuần.
  • Mũi 3: sau mũi thứ nhất 1 năm.

Tái chủng

Một liều tiêm dưới da mỗi 3 năm nhắc lại một lần để duy trì khả năng miễn dịch.

XEM THÊM:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  710 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  850 lượt xem

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1066 lượt xem

Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?

- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  737 lượt xem

Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?

- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  717 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm...
 3 năm trước
 592 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM! SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM! 01:32
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM!
Tiêm ngay cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, được sản xuất tại Mỹ, chỉ cần tiêm 1 mũi* đã có thể bảo vệ suốt đời - vắc xin MENACTRA trở thành...
 2 năm trước
 793 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 1918 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ lục. Các...
 3 năm trước
 1127 Lượt xem
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA PHÒNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU KHUẨN A,C,W,Y-135. SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA PHÒNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU KHUẨN A,C,W,Y-135. 00:08
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA PHÒNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU KHUẨN A,C,W,Y-135.
Vắc xin cộng hợp THẾ HỆ MỚI Menactra xuất xứ tại Mỹ, được sản xuất theo công nghệ mới của hãng vắc xin uy tín hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur...
 3 năm trước
 633 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây