1

Vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?

Bệnh viêm não Nhật Bản tuy ít gặp, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là với trẻ em. Để phòng bệnh, nên cho trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch. Vắc-xin có thể được tiêm dưới da ở tay hay chân.

1. Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, gây ra tổn thương hệ thần kinh trung ương do tác động của vi rút gây bệnh. Loại vi rút này được phát hiện vào năm 1935 bởi các nhà khoa học Nhật Bản, vì vậy nên bệnh viêm não do vi rút này gây ra được đặt tên là viêm não Nhật Bản. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cho người lớn và trẻ em, để lại di chứng nặng nề nếu trẻ dưới 15 tuổi mắc bệnh. Trong đó, nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là trẻ nhỏ 2-6 tuổi (chiếm 75% trên tổng số người mắc bệnh). Bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh mẽ vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản, vì vậy việc tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản là rất quan trọng, giúp trẻ đề phòng được nguy cơ mắc bệnh cũng như các rủi ro có thể xảy ra.

2. Các con đường lây truyền viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản hiện đang lưu hành nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc nước ta. Các ổ dịch hầu hết tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều cây ăn quả và kết hợp nuôi lợn.

Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây trực tiếp từ người sang người mà phải truyền qua trung gian muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật mang vi rút (thường là lợn) rồi sau đó truyền bệnh cho người qua vết muỗi đốt. Muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản thì được gọi là véc tơ truyền bệnh. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi hàng ngày với người bệnh không có khả năng làm lây bệnh.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?
Muỗi là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản

3. Tiêm phòng vắc-xin - biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thực hiện giám sát dịch bệnh trong vòng 20 năm qua và kết quả cho thấy, vi rút viêm não Nhật Bản từng chiếm đến 61,3% trong tổng số các ca viêm não (trong những năm 90), song đã giảm còn 10-15% sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản rộng rãi cho trẻ. Số ca nhiễm bệnh đã từng ghi nhận khoảng 200 - 300 trường hợp trong năm. Những bệnh nhân dù đã khỏi bệnh cũng có thể mắc các di chứng về thần kinh, ví dụ như liệt, chậm phát triển thần kinh, động kinh, mất khả năng ngôn ngữ hoặc không nói chuyện được, suy giảm trí nhớ, cử động bất thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, gồng cứng người... Việc thực hiện tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả cho trẻ.

4. Lịch tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản

Vắc-xin viêm não Nhật Bản được dùng để dự phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng người lớn và trẻ em khi đủ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin được đưa vào cơ thể qua đường tiêm dưới da. Muốn được bảo vệ đầy đủ, bạn phải thực hiện tiêm sơ chủng và tái chủng đầy đủ. Đối với sơ chủng, bạn được tiêm 3 mũi lần lượt:

  • Mũi 1: Trong lần đầu tiên đến tiêm.
  • Mũi 2: Cách mũi thứ nhất 1 - 2 tuần.
  • Mũi 3: Sau mũi thứ nhất 1 năm.

Đối với tiêm tái chủng, mỗi lần được tiêm một liều dưới da, cứ mỗi 3 năm nhắc lại một lần để duy trì khả năng miễn dịch.

Nếu các bậc phụ huynh chưa có cơ hội đưa bé đến tham gia các đợt tiêm chủng mở rộng thì có thể đến các cơ sở để tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản dịch vụ để đảm bảo con em mình được chủng ngừa đầy đủ trước khi dịch bệnh xảy ra.

5. Tiêm viêm não Nhật Bản ở tay hay chân?

Vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?
Vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản thường được được tiêm dưới da

Về hình thức tiêm, vắc-xin ngừa viêm não Nhật bản được tiêm dưới da, và không bao giờ được tiêm tĩnh mạch. Cụ thể, bác sĩ có thể tiêm bắp ngay vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay vị trí mặt trước bên đùi. Tiêm viêm não Nhật Bản ở tay hay chân đều mang lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không có ảnh hưởng khác đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản ở tay hay chân còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện về phía người được tiêm.

Về thao tác thực hiện, tất cả các động tác chuẩn bị và tiêm đều phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm sau khi lấy ra phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn i-ốt (không được mở nút cao su). Kim tiêm và bơm tiêm trước khi thực hiện phải hoàn toàn vô trùng hoặc sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần và được sử dụng riêng cho từng người. Lọ vắc-xin được lắc kỹ trước khi dùng. Sau khi đã mở ra, vắc-xin chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ với điều kiện bảo quản vô trùng ở mức nhiệt độ 2oC – 8oC. Đối với những người có trạng thái miễn dịch tốt, nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra.

Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm, theo đúng lịch tiêm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh hiện nay.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  851 lượt xem

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1004 lượt xem

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  940 lượt xem

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  908 lượt xem

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  936 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN CÓ MẤY LOẠI? PHÁC ĐỒ TIÊM BAO GỒM BAO NHIÊU MŨI? VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN CÓ MẤY LOẠI? PHÁC ĐỒ TIÊM BAO GỒM BAO NHIÊU MŨI? 01:15
VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN CÓ MẤY LOẠI? PHÁC ĐỒ TIÊM BAO GỒM BAO NHIÊU MŨI?
Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 2 siêu phẩm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho cả trẻ em và người lớn với độ AN TOÀN và HIỆU QUẢ...
 3 năm trước
 814 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 1933 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm...
 3 năm trước
 599 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ lục. Các...
 3 năm trước
 1134 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 780 Lượt xem
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM! SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM! 01:32
SIÊU PHẨM VẮC XIN MENACTRA: Phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm đường hô hấp trên… CHỈ TRONG 1 MŨI TIÊM!
Tiêm ngay cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, được sản xuất tại Mỹ, chỉ cần tiêm 1 mũi* đã có thể bảo vệ suốt đời - vắc xin MENACTRA trở thành...
 3 năm trước
 804 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây