Những lưu ý khi tiêm phòng dại
1. Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?
Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người qua đường nước bọt. Virus dại có trong nước bọt của động vật, do đó khi bị động vật cắn thì có khả năng cao nhiễm virus dại. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị, khi người bệnh lên cơn dại thì có tới 100% người đó có nguy cơ tử vong.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại. Tại Việt Nam, tính từ năm 2012 đến 2017 cho thấy, mỗi năm ghi nhận 240-300 ca tử vong do bệnh truyền nhiễm thì có đến 1/3 là tử vong do bệnh dại.
Hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại do không tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. Trong đó nhiều trường hợp nghĩ chó nhà nuôi cắn thì không sao và vật nuôi cũng không có biểu hiện gì nên chủ quan không đi tiêm phòng. Đến khi lên cơn dại, lúc này virus dại đã lên não mới đi tiêm vắc-xin phòng bệnh thì đã quá muộn. Do vậy, cách duy nhất để phòng ngừa bệnh dại là tiêm vắc-xin phòng chống bệnh dại.
2. Những lưu ý khi tiêm phòng dại
Những lưu ý khi tiêm phòng dại với tất cả mọi đối tượng bao gồm:
- Tiêm vắc-xin phòng dại càng sớm càng tốt. ngay sau khi bị động vật cắn. Tốt nhất là trước 24 giờ đồng hồ, vì càng muộn thì hiệu quả điều trị càng kém do virus đã xâm nhập vào thần kinh.
- Khi thấy mệt mỏi, sốt, hay gặp bất cứ vấn đề gì về tình trạng sức khỏe cần thông báo ngay với nhân viên y tế.
- Không nên áp dụng phác đồ tiêm phòng dại ở những người đang mắc các bệnh lý cấp tính, cần chờ điều trị khỏi bệnh mới tiêm.
3. Tiêm vắc-xin phòng dại kiêng những gì?
Cũng giống như bất kỳ loại thuốc hay vắc-xin nào, người bệnh cần phải biết sau tiêm vắc-xin phòng dại kiêng những gì để giúp đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Người bệnh cần:
- Khi tiêm vắc-xin phòng dại, người bệnh cần tuyệt đối kiêng không sử dụng chất kích thích bao gồm: Rượu, bia,... Không vận động, làm việc nặng nhọc, không tập thể dục
- Để đảm bảo hiệu quả khi tiêm vắc-xin phòng dại được tốt nhất, người bệnh không dùng các dạng thuốc corticoid, các thuốc ức chế, làm giảm miễn dịch,... trong vòng 6 tháng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, khi bị động vật bị dại cắn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng. Để vắc-xin phòng dại đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh tuyệt đối tuân thủ những quy tắc và lời khuyên của nhân viên y tế.
Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.
Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 988 lượt xem
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1229 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 812 lượt xem
Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 847 lượt xem
Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 835 lượt xem
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.