1

Bị tiểu đường có được ăn ngô (bắp) không?

Ăn ngô mang lại một số lợi ích và nhìn chung là an toàn đối với người bị tiểu đường nhưng cần lưu ý, tiêu thụ lượng lớn carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu và tác động tiêu cực đến khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bị tiểu đường có được ăn ngô (bắp) không? Bị tiểu đường có được ăn ngô (bắp) không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn ngô không?

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn ngô (bắp). Ngô là một nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất và chất xơ với ít natri và chất béo.

Tuy nhiên, ngô có chứa carbohydrate và theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người mắc bệnh tiểu đường cần giới hạn lượng carb tiêu thụ mỗi ngày và theo dõi lượng carb trong chế độ ăn uống.

Giá trị dinh dưỡng của ngô

Một bắp ngô ngọt cỡ vừa đã nấu chín cung cấp:

  • 77 calo
  • Carbohydrate: 17,1 gram
  • Chất xơ: 2,4 gram
  • Đường: 2,9 gram
  • Protein: 2,9 gram
  • Chất béo: 1,1 gram

Ngoài ra, ngô còn chứa các chất dinh dưỡng như:

Chỉ số đường huyết của ngô

Tác động của một loại thực phẩm đến lượng đường trong máu được biểu thị bằng chỉ số đường huyết (glycemic index - GI). Thực phẩm có GI từ 56 đến 69 được xếp vào nhóm GI trung bình. Thực phẩm có GI dưới 55 thuộc nhóm GI thấp và từ 70 trở lên là thực phẩm có GI cao. Những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn.

Chỉ số đường huyết của ngô là 52 và của một số loại thực phẩm làm từ ngô là:

  • Bánh ngô: 46
  • Ngũ cốc ăn sáng mảnh ngô (cornflake): 81
  • Bỏng ngô: 65

Những người bị tiểu đường nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp. Khi bị tiểu đường, do cơ thể không sản xuất đủ insulin (một loại hormone giúp xử lý đường trong máu) nên đường huyết rất dễ tăng cao.

Thực phẩm có GI cao giải phóng glucose vào máu một cách nhanh chóng sau khi ăn. Trong khi đó, những thực phẩm có GI thấp giải phóng glucose với tốc độ chậm và ổn định hơn, điều này giúp đường huyết không bị tăng cao đột ngột sau bữa ăn.

GI của thực phẩm được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100, trong đó 100 là chỉ số GI của glucose tinh khiết.

Tải lượng đường huyết của ngô

Tải lượng đường huyết (glycemic load - GL) được xác định dựa trên lượng carb có trong một khẩu phần thực phẩm và chỉ số đường huyết của loại thực phẩm đó. Đây là một chỉ số giúp đánh giá chính xác hơn tác động của một loại thực phẩm đến lượng đường trong máu. GL từ 0 – 10 được coi là thấp, từ 11 – 19 là ở mức trung bình và 20 trở lên là ở mức cao. GL của một bắp ngô cỡ vừa là 15, có nghĩa là thuộc mức trung bình.

Chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo và chế độ ăn nhiều carb, ít chất béo

Một nghiên cứu kéo dài 52 tuần được thực hiện trên bệnh nhân tiểu đường type 2 đã so sánh tác động của chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo với chế độ ăn nhiều carb, ít chất béo. Mặc dù cả hai chế độ ăn đều giúp cải thiện mức đường huyết trung bình, cân nặng và đường huyết lúc đói nhưng chế độ ăn ít carb giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết tổng thể hiệu quả hơn. (1)

Các lợi ích của ngô

Theo một nghiên cứu gần đây, flavonoid - nhóm hợp chất phenolic chính trong ngô – có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này cũng chỉ ra: (2)

  • Tiêu thụ một lượng tinh bột kháng vừa phải (khoảng 10 gram mỗi ngày) từ ngô có thể làm giảm đường huyết và cải thiện phản ứng với insulin.
  • Ăn ngô nguyên hạt thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường type 2 và béo phì.

Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn về lợi ích của các hợp chất hoạt tính sinh học trong ngô đối với sức khỏe.

Siro ngô có hàm lượng fructose cao

Siro ngô có hàm lượng đường fructose cao (high-fructose corn syrup) là một chất tạo ngọt được làm từ ngô và được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Mặc dù siro ngô có hàm lượng fructose cao không làm tăng đường huyết nhiều như đường kính nhưng lại không kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và điều này khiến những người mắc bệnh tiểu đường cần bổ sung insulin để kiểm soát đường huyết.

Siro ngô có hàm lượng fructose cao còn có thể dẫn đến kháng leptin – loại hormone tạo cảm giác no, phát tín hiệu cho não bộ biết rằng cơ thể không cần thêm thức ăn và đốt cháy calo ở mức bình thường.

Tóm tắt bài viết

Ăn ngô mang lại một số lợi ích và nhìn chung là an toàn đối với người bị tiểu đường nhưng cần lưu ý, tiêu thụ lượng lớn carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu và tác động tiêu cực đến khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.

Mặc dù phản ứng của cơ thể mỗi người với thực phẩm là khác nhau nhưng những người mắc bệnh tiểu đường nên tuân thủ những quy tắc cơ bản về ăn uống và lựa chọn thực phẩm một cách cẩn thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị tiểu đường có được uống nước dừa không?
Bị tiểu đường có được uống nước dừa không?

Nước dừa là chất lỏng trong suốt bên trong quả dừa. Đây là một loại nước uống được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi có vị ngọt tự nhiên mà còn chứa nhiều chất điện giải và có tác dụng bù nước rất tốt. Không giống như cùi dừa chứa nhiều chất béo, nước dừa gồm chủ yếu là carb. Vì lý do này nên nhiều người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn không biết uống nước dừa có làm tăng lượng đường trong máu hay không.

Bị tiểu đường có được uống nước mía không?
Bị tiểu đường có được uống nước mía không?

Nước mía không chỉ có vị thơm ngọt hấp dẫn và là một loại nước giải khát phổ biến vào mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền phương Đông, nước mía có tác dụng điều trị bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Tuy nhiên, nước mía có chứa rất nhiều đường, vậy người bị bệnh tiểu đường có thể uống nước mía hay không?

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây