Cần làm gì để khắc phục khớp cắn sâu?
Vấn đề sai lệch khớp cắn này không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo, làm thay đổi cấu trúc xương mặt mà còn có thể gây ra rất nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, dù ở bất cứ độ tuổi nào thì vẫn có những cách để điều trị khớp cắn sâu.
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là tình trạng mà hàm trên nhô về phía trước so với hàm dưới quá 30%. Trong nhiều trường hợp, khớp cắn sâu là do di truyền.
Có một số mức độ khớp cắn sâu khác nhau. Đôi khi, hàm vẫn thẳng hàng nhưng một số răng lại bị chỉa ra ngoài nhưng cũng có nhiều trường hợp mà hàm thực sự bị lệch. Ngoài ra còn có khớp cắn sâu dọc và ngang, trong đó các răng ở hàm trên che lấp đi hàm dưới theo những cách khác nhau. Tất cả các vấn đề này đều có thể được điều trị hiệu quả bằng phương pháp niềng răng.
Nguyên nhân gây khớp cắn sâu
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vấn đề khớp cắn sâu là sự không cân xứng giữa kích thước của hàm và kích thước của răng. Nếu răng quá to so với hàm thì chúng sẽ mọc chen chúc và một vài răng buộc phải chỉa ra ngoài. Mặt khác, nếu răng quá nhỏ so với hàm thì chúng sẽ không cách đều nhau. Nếu các răng quá thưa thì chúng sẽ không được giữ đúng vị trí và dễ dàng trở nên xô lệch, khấp khểnh.
Ngoài ra, có những thói quen có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khớp cắn sâu, ví dụ như mút tay hoặc ngậm núm vú giả ở trẻ nhỏ khiến các răng ở hàm trên bị đẩy về phía trước, tật cắn móng tay, nhai các vật cứng như bút chì ở người lớn. Trong những trường hợp nặng, hình dạng của hàm thậm chí cũng có thể bị ảnh hưởng. Nghiến răng, cắn chặt răng, rối loạn khớp thái dương hàm và một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể đẩy các răng ở hàm trên về phía trước.
Mặc dù những thói quen, tật xấu nói trên đều góp phần dẫn đến khớp cắn sâu nhưng hiếm khi là nguyên nhân chính. Trong hầu hết các trường hợp thì khớp cắn sâu là do di truyền. Những thói quen nói trên chỉ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra tổn thương cho răng.
Tác động của khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt nhưng bên cạnh đó, vấn đề này còn có thể gây nên một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Các răng bị bào mòn không đều
- Sâu răng, bệnh về lợi và các vấn đề nha khoa khác
- Đau đớn, ăn uống và cử động miệng khó khăn
- Đau nhức hoặc lục cục khớp hàm
- Ảnh hưởng đến việc nói năng
- Nhức đầu
- Ngáy và ngưng thở khi ngủ
- Thay đổi đáng kể về diện mạo và cấu trúc xương
- Rối loạn khớp thái dương hàm cũng như nghiến răng và các vấn đề liên quan
- Gây tổn thương vĩnh viễn cho răng và lợi
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được ngăn chặn nếu có cách khắc phục kịp thời và ngày nay, bệnh nhân có thể lựa chọn giữa nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Cách điều trị khớp cắn sâu
Việc điều trị khớp cắn sâu đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể được lập nên bởi bác sĩ chỉnh nha. Khớp cắn sâu thường gây nên nhiều vấn đề khác nhau và những vấn đề này đều phải được xử lý. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp chăm sóc nha khoa để khắc phục tình trạng tổn hại của răng ví dụ như mòn men răng và tổn thương lợi trước khi bắt đầu bước nắn chỉnh răng.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang và sử dụng phần mềm mô phỏng để xác định nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng khớp cắn sâu là gì. Sau khi xác định rõ thì bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp với nhu cầu của mỗi bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, quy trình điều trị này sẽ mất khoảng 2 năm hoặc lâu hơn đối với các trường hợp nghiêm trọng.
Răng mọc quá chen chúc là một trong những yếu tố phổ biến nhất góp phần dẫn đến khớp cắn sâu. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ chèn các miếng tách kẽ để nới rộng khoảng cách giữa các răng. Ngoài ra có thể còn cần phải nhổ bỏ răng sữa, răng khôn và các răng không cần thiết khác. Sau đó, bệnh nhân sẽ được lắp niềng để đẩy các răng vào đúng vị trí. Cuối cùng khi quá trình niềng răng kết thúc thì sẽ cần đeo hàm duy trì.
Ở người lớn thì quá trình điều trị thường phức tạp hơn so với trẻ nhỏ. Vì hàm của trẻ nhỏ vẫn đang phát triển nên có thể dễ nắn chỉnh hơn để xử lý khớp cắn sâu. Trong khi đó, nhiều người lớn cần phải phẫu thuật mới có thể khắc phục được vấn đề này vì hàm đã phát triển hoàn thiện và cứng lại.
Mặc dù việc điều trị khớp cắn sâu có thể phức tạp nhưng hoàn toàn là điều có thể với sự hỗ trợ của phương pháp chỉnh nha phù hợp. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều vấn đề về răng miệng và sức khỏe mà khớp cắn sâu gây ra.
Cuối cùng, không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để khắc phục khớp cắn sâu. Mặc dù độ tuổi lý tưởng để thực hiện các phương pháp chỉnh nha là từ 10 - 14 nhưng nếu đến khi trưởng thành mới phát hiện ra vấn đề thì cũng không nên để như vậy mà vẫn phải đi khám để được chẩn đoán và có phương án khắc phục.
Xem thêm: Độ tuổi tốt nhất để niềng răng
- 5 trả lời
- 1481 lượt xem
Khớp cắn sâu và răng mọc chen chúc có khiến răng bị yếu đi không? Tôi sợ rằng các bác sĩ chỉnh nha sẽ mài men răng và làm yếu răng, điều đó có đúng không?
- 5 trả lời
- 2366 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 6 trả lời
- 2988 lượt xem
Niềng răng trong suốt Invisalign có hiệu quả với khớp cắn sâu và răng hô không?
- 1 trả lời
- 1151 lượt xem
Làm sao để tôi biết mình có bị khớp cắn sâu hay không và nếu bị thì có cách nào để điều trị?
- 5 trả lời
- 3556 lượt xem
Hàm dưới của tôi bị tụt vào trong so với hàm trên (khớp cắn sâu). Liệu khi niềng răng tôi có phải nhổ răng hàm trên không?
- 1 trả lời
- 1354 lượt xem
Tôi bị khớp cắn sâu nên đang phải niềng răng. Đến giờ là được 7 tháng rồi. Bác sĩ nói là cứ nắn thẳng răng trước rồi mới phải nhổ răng sau. Điều này có cần thiết không?
- 1 trả lời
- 1266 lượt xem
Tôi mới đi gặp bác sĩ và được chẩn đoán là bị khớp cắn sâu, cần niềng răng bằng niềng kim loại và nhổ bớt răng ở hàm trên còn hàm dưới thì không cần. Sau đấy, một bác sĩ khác lại bảo là không cần đến niềng kim loại mà chỉ cần niềng Invisalign là được. Thế tôi nên chọn loại niềng nào hay phải phẫu thuật?
Bung mắc cài là một hiện tượng phổ biến khi niềng răng. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.
Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: Nha sĩ bình thường có thể tiến hành niềng răng trong suốt Invisalign không, hay phải cần bác sĩ chỉnh nha?
Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, các cơn đau sẽ liên tục làm phiền, khiến bạn phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp khắc phục.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
- 1 trả lời
- 1564 lượt xem
Hàm răng của tôi trông rất là kinh khủng nên luôn ngại cười. Như này là tôi bị khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo? Có thể khắc phục được mà không cần phẫu thuật hàm không?
- 1 trả lời
- 2208 lượt xem
Tôi bị khớp cắn sâu nhưng mà chỉ nhẹ thôi thì có thể khắc phục bằng hàm duy trì không? Tôi không muốn phải niềng răng tí nào.
- 1 trả lời
- 2195 lượt xem
Trước đây tôi đã từng niềng răng rồi nhưng vẫn chưa chữa được hết vấn đề khớp cắn sâu và hai răng cửa của tôi cũng to nữa. Liệu giờ mà mài bớt răng đi thì có khắc phục được vấn đề không?
- 7 trả lời
- 2411 lượt xem
Tôi 23 tuổi và đang cân nhắc đến việc niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh. Tôi đã đến gặp hai bác sĩ nha khoa thẩm mỹ và họ đều nói là cần phải nhổ răng nhưng tôi lại không muốn vậy. Hàm dưới của tôi gần như hoàn hảo nhưng tôi có tật nghiến răng vào ban đêm. Vậy tôi muốn hỏi là có thật sự cần phải nhổ răng hay không?
- 5 trả lời
- 3352 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?