Nguyên nhân bung mắc cài và cách khắc phục
Niềng răng không phải một nhiệm vụ dễ dàng vì miệng của bạn cần phải điều chỉnh để gắn những chiếc mắc cài, dây cung và các khí cụ chỉnh nha lên răng. Thời gian đeo niềng thường kéo dài từ 1 đến 3 năm để đạt được kết quả mong muốn. Trên suốt cuộc hành trình tìm kiếm một nụ cười đẹp, có thể bạn sẽ hơi nản lòng khi mắc cài bị bung.
Điều quan trọng là phải tìm ra được nguyên nhân bung mắc cài. Khi hiểu nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn điều đó xảy ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mắc cài bị bong.
Do kênh mắc cài với răng đối diện
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bong mắc cài. Điều này có thể giải thích do ảnh hưởng của khớp cắn của bạn. Khi gắn mắc cài, bác sĩ chỉnh nha sẽ yêu cầu bệnh nhân cắn xuống để kiểm tra xem mắc cài có nằm trên đường cắn không. Một số bệnh nhân có thể cắn phải mắc cài ở những thời điểm khác nhau, hay nói cách khác, răng đối diện cắn trực tiếp vào mắc cài, gây bung mắc cài.
Nếu bác sĩ kiểm tra thấy tình trạng này, họ sẽ đeo thêm cho bạn dụng cụ nâng khớp (bite turbos) để tránh răng đối diện không cắn phải mắc cài.
Do ăn nhai đồ cứng hoặc đánh răng quá mạnh
Sau khi bước ra khỏi phòng khám nha khoa, trách nhiệm chăm sóc bộ niềng răng là của bạn. Để đạt được mục tiêu, bác sĩ chỉnh nha sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng.
Nếu bạn ăn, nhai thực phẩm cứng (như mía, ổi hay thực phẩm có xương…) đòi hỏi lực cắn mạnh hoặc do tác động của lực chải răng quá mạnh, bạn sẽ dễ bong sứt mắc cài. Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống cho người niềng răng. Tránh các thực phẩm cứng, dai, dính,.. và chải răng nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần, kết hợp dùng chỉ nha khoa, máy tắm nước cùng với nước súc miệng để đảm bảo sức khỏe răng miệng được chăm sóc tốt.
Xem thêm: Lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng răng.
Do chất lượng keo dính và đế mắc cài không bám dính tốt
Mắc cài hoạt động như một điểm đặt lực, giữ chặt dây cung và di chuyển răng. Bộ phận quan trọng của mắc cài là đế mắc cài. Trên mỗi đế mắc cài sẽ được khắc thành các khía, mục đích là đổ keo dính nha khoa vào giữa các khía đó và tạo độ bám dính cho mắc cài trên bề mặt răng.
Mắc cài có chất lượng kém đồng nghĩa với đế mắc cài không được chế tạo tốt. Độ bám dính của đế mắc cài thấp gây ra hiện tượng bong mắc cài là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, chất lượng của keo dính nha khoa cũng góp phần tạo độ bám chắc cho mắc cài. Mắc cài tốt cùng keo dính chất lượng có khả năng cao ngăn ngừa tình trạng mắc cài bị bong.
Do mắc cài gắn lên các bề mặt không có tính bám dính hoặc bám dính kém
Trong một số trường hợp, đặc tính của răng phải “chịu trách nhiệm” cho tình trạng bong mắc cài. Chất keo dính nha khoa bám dính tốt nhất trên bề mặt men răng thật (răng tự nhiên). Do đó, các răng có khiếm khuyết về men răng không thể bám dính chặt chẽ với mắc cài như các răng khỏe mạnh bình thường. Ngoài ra, một số răng đã phục hình (dán sứ Veneer, bọc răng sứ, trồng răng implant…) có các bề mặt mão răng không có tính bám dính hoặc tính bám dính kém. Điều này cũng khiến mắc cài bong ra dễ dàng.
Do kỹ thuật gắn mắc cài không chuẩn
Trước khi gắn mắc cài lên răng, răng cần được làm sạch hoàn toàn và bề mặt răng được đánh bóng. Liền sau đó, mắc cài sẽ được gắn lên răng với sự trợ giúp của keo chỉnh nha. Ngay cả khi hoàn tất một chu trình làm sạch bề mặt răng, vẫn có khả năng có 1 số mảnh vỡ nhỏ, bụi,.. dính trên răng. Bề mặt răng không sạch hoàn toàn sẽ không tạo ra được sự liên kết chặt chẽ, kết quả là mắc cài bám lỏng lẻo.
Ngoài ra, trong quá trình gắn, bác sĩ không cách ly nước bọt tốt (không thổi khô răng hiệu quả) dẫn đến nước bọt tràn vào bề mặt răng được xử lý và gây ra độ bám dính kém.
Một yếu tố nữa là tỷ lệ keo dính nha khoa đã chuẩn bị, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra độ bám dính chắc chắn giữa răng và mắc cài. Một hỗn hợp lỏng cũng dẫn đến sự liên kết lỏng lẻo.
Cách khắc phục bung mắc cài
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bung mắc cài là tìm kiếm một phòng khám nha khoa uy tín – nơi có các bác sĩ chỉnh nha đã được cấp chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chỉnh nha. Bạn nên soi gương khi đánh răng và kiểm tra tình trạng niềng răng một cách cẩn thận. Bằng cách này, bạn có thể đấnh giá được những thay đổi nhỏ về vị trí ngay lập tức. Nếu bạn thấy mắc cài bị bung ra hoặc lỏng lẻo, hãy bình tĩnh xử lý hoặc tới phòng khám nha khoa để được bác sĩ chỉnh sửa.
- 1 trả lời
- 8807 lượt xem
Em bị bung mắc cài mà hiện tại em đang ở quê, xa phòng khám nha khoa. Do phải giãn cách xã hội kéo dài vì dịch Covid nên em không biết làm sao cả. Liệu để 1 thời gian dài có ổn ko ạ? Em cảm ơn ạ.
Các cơn đau hàm thường gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như ăn uống và nói chuyện. Những cơn đau này thường là do khớp thái dương hàm hoặc các cơ và gân bao xung quanh gây nên.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp cắn sâu là một trong những vấn đề về răng phổ biến nhất trên thế giới. Các nha sĩ ước tính có tới 70% trẻ em bị vấn đề này.
Chứng hôi miệng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên ví dụ như vệ sinh răng miệng kém, các vấn đề sức khỏe, thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc các loại thực phẩm nhất định. Bài viết này xin được đưa ra một số nguyên nhân phổ biến nhất cùng với biện pháp khắc phục.
Tình trạng hóp má sau khi niềng răng khá phổ biến, nó có thể khiến gương mặt bạn trông trẻ trung hơn hoặc già nua hơn, tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng trải qua vấn đề này.
- 5 trả lời
- 3350 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?
- 7 trả lời
- 2406 lượt xem
Tôi 23 tuổi và đang cân nhắc đến việc niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh. Tôi đã đến gặp hai bác sĩ nha khoa thẩm mỹ và họ đều nói là cần phải nhổ răng nhưng tôi lại không muốn vậy. Hàm dưới của tôi gần như hoàn hảo nhưng tôi có tật nghiến răng vào ban đêm. Vậy tôi muốn hỏi là có thật sự cần phải nhổ răng hay không?
- 1 trả lời
- 1563 lượt xem
Hàm răng của tôi trông rất là kinh khủng nên luôn ngại cười. Như này là tôi bị khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo? Có thể khắc phục được mà không cần phẫu thuật hàm không?
- 1 trả lời
- 2206 lượt xem
Tôi bị khớp cắn sâu nhưng mà chỉ nhẹ thôi thì có thể khắc phục bằng hàm duy trì không? Tôi không muốn phải niềng răng tí nào.
- 1 trả lời
- 2896 lượt xem
Tôi 21 tuổi và muốn khắc phục khe hở nhỏ ở giữa hai răng cửa. Tôi không muốn phải niềng răng thì có những lựa chọn khác nào?