Các nguyên nhân gây đau hàm và cách điều trị
Vì khớp thái dương hàm là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể nên khi cảm thấy đau, dù chỉ rất nhẹ thì bạn cũng cần phải đi khám bác sĩ. Mặc dù có khá nhiều nguyên nhân góp phần gây đau hàm nhưng dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất cùng với các lựa chọn điều trị.
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
Đây là tình trạng trục trặc xảy ra trong khớp có thể do căng cơ, bất thường về cấu trúc xương, khớp cắn sai lệch hoặc răng khấp khểnh. Nếu đúng là do những nguyên nhân này gây đau hàm thì đôi khi bạn sẽ còn nghe thấy có tiếng lục cục nhỏ khi đóng mở miệng cùng với hiện tượng hàm bị khóa và các triệu chứng này càng nặng thêm khi nhai đồ ăn cứng hoặc dai. Ngoài đau hàm, nhức đầu cũng là vấn đề thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Mặc dù các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể từ nhẹ đến nặng tùy từng người nhưng thường có xu hướng xấu đi khi về già. Đối với những người bị vấn đề này do răng mọc lệch thì niềng răng là phương pháp khắc phục tốt nhất để nắn răng vào đúng vị trí. Ngoài ra cũng có thể chườm nóng và lạnh để giảm sưng viêm.
Nghiến răng
Nghiến răng cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau hàm.
Đây là điều thường diễn ra trong khi ngủ và đa số mọi người đều không biết đến tật xấu này của mình. Việc thường xuyên nghiến răng trong một thời gian dài sẽ gây tổn thương bên trong miệng và răng, khiến các răng bị nứt hoặc bào mòn. Đây là thói quen thường gia tăng mỗi khi căng thẳng hoặc cũng có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự khó chịu do răng mọc lệch gây nên. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải dùng niềng trong suốt Invisalign đề vừa nắn chỉnh lại răng và vừa ngăn tật nghiến răng vào ban đêm.
Viêm khớp
Mọi người thường cho rằng viêm khớp chỉ xảy ra ở đầu gối hoặc bàn tay nhưng thực ra tình trạng này còn có thể xảy ra ở cả khớp thái dương hàm nữa. Lúc này, răng có thể bị xô lệch do sưng viêm. Điều này càng làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau. Để ngăn ngừa viêm khớp, răng cần được nắn thẳng hàng ngay từ sớm để nhằm tránh mọc khấp khểnh và từ đó làm giảm nguy cơ mòn khớp. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc kê đơn để giảm sưng khớp và làm chậm sự tiến triển của vấn đề.
Căng thẳng
Đôi khi, tình trạng đau hàm là do căng thẳng gây nên.
Khi ở trong các tình huống căng thẳng, nhiều người thường vô thức nghiến răng hoặc cắn chặt hàm, dần dần dẫn đến đau mỏi ở vùng hàm, má và cả nhức đầu nữa. Các cơn đau thường tăng lên khi chuyển động hàm. Giải pháp lúc này là tập các bài tập thư giãn cho vùng hàm và cơ thể đồng thời cố gắng hạn chế căng thẳng trong cuộc sống. Tình trạng đau hàm có thể xảy ra đột ngột với mức độ nặng ngay từ đầu hoặc xuất hiện dần dần theo thời gian. Dù thế nào thì cũng cần phải tìm ra nguyên nhân và tiến hành khắc phục để có thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái.
Cách điều trị đau hàm
Mặc dù uống một vài viên thuốc giảm đau mỗi lần cảm thấy hàm nhức mỏi là cách được rất nhiều người áp dụng nhưng tốt nhất vẫn nên có một giải pháp lâu dài. Bước đầu tiên để điều trị tình trạng đau hàm là tìm hiểu nguyên nhân gây ra mà cách tốt nhất là đi khám bác sĩ chỉnh nha. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể thử để khắc phục các cơn đau hàm.
Điều trị tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng đau hàm có thể được điều trị tại nhà bằng cách thực hiện một vài thay đổi về thói quen sống ví dụ như:
- Cố gắng để hàm có thời gian nghỉ bằng cách giới hạn thời gian bạn nói chuyện, nhai và các hoạt động khác.
- Chườm nóng hoặc lạnh vào vùng bị đau
- Hỏi bác sĩ chỉnh nha về việc đeo máng bảo vệ vào ban đêm để giúp hàm được thư giãn vào ban đêm và ngăn tật nghiến răng.
- Dùng thuốc: Bác sĩ chỉnh nha sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để giúp kiểm soát cơn đau. Phần lớn các loại thuốc này đều có tác dụng làm tê liệt vùng bị đau. Tuy nhiên cũng có một số loại thực sự có tác dụng giúp cơ hàm giãn ra và ngăn chặn cơn đau hoàn toàn.
Niềng răng
Vấn đề răng khấp khểnh có thể tác động tiêu cực lên hàm và gây đau mỏi. Nếu đây là nguyên nhân thì bạn có thể sẽ cần phải niềng răng, có thể chọn niềng trong suốt Invisalign hoặc niềng kim loại.
Phẫu thuật
Nếu tình trạng đau hàm là do rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm khớp nghiêm trọng thì phẫu thuật có thể là phương án cần thiết phải tiến hành. Đây là phương pháp thường chỉ được khuyến nghị khi tất cả các cách điều trị khác đều không có hiệu quả hoặc khi hàm bị tổn hại nghiêm trọng.
Bung mắc cài là một hiện tượng phổ biến khi niềng răng. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục khớp cắn ngược là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng suốt một thời gian dài do sợ phẫu thuật.
Chứng hôi miệng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên ví dụ như vệ sinh răng miệng kém, các vấn đề sức khỏe, thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc các loại thực phẩm nhất định. Bài viết này xin được đưa ra một số nguyên nhân phổ biến nhất cùng với biện pháp khắc phục.
Khớp cắn ngược là một tình trạng nha khoa ít phổ biến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.
- 1 trả lời
- 955 lượt xem
Tình trạng khớp cắn chéo của tôi có nghiêm trọng không và làm thế nào để điều trị?
- 1 trả lời
- 1087 lượt xem
Em bị khớp cắn ngược từ nhỏ. Hồi 8 tuổi em có dùng headgear nhưng được một thời gian thì bị hỏng mà em cũng không thay mới nên vẫn chưa điều trị được. Giờ em phải làm thế nào?
- 1 trả lời
- 1152 lượt xem
Làm sao để tôi biết mình có bị khớp cắn sâu hay không và nếu bị thì có cách nào để điều trị?
- 3 trả lời
- 2108 lượt xem
Gần đây tôi mới tháo niềng răng. Vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm khi niềng răng là hai răng cửa của tôi quá to so với những răng còn lại, trông giống như răng thỏ vậy. Bác sĩ có nói rằng sau khi tháo niềng thì vấn đề này sẽ không còn nữa. Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể, tôi rất thất vọng vì tôi đã tốn khá nhiều tiền cho việc niềng răng. Tôi nên làm gì?
- 5 trả lời
- 3352 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?