Cách điều trị khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật
Khớp cắn sai lệch là những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cả diện mạo và những thói quen sinh hoạt thường ngày. Khớp cắn ngược xảy ra khi hàm trên, hàm dưới không thẳng hàng và hàm dưới nhô ra ngoài so với hàm trên.
Mặc dù vẫn có thể phát hiện được khi nhìn từ phía trước nhưng tình trạng khớp cắn ngược thường rõ rệt nhất khi nhìn từ hai bên mặt. Khớp cắn ngược sẽ gây khó khăn cho việc nhai cắn và nói chuyện thường ngày.
Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục vấn đề này là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng trong suốt một thời gian dài do sợ phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề này mà không muốn phẫu thuật thì hoàn toàn có những lựa chọn khác.
Nguyên nhân gây khớp cắn ngược
Trên thực tế, có thể bạn đã bị khớp cắn ngược từ lâu và chỉ nhận ra khi có tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, khớp cắn ngược là do di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị vấn đề này thì cấu trúc hàm và răng của con cũng có nguy cơ phát triển không bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khớp cắn có thể bị sai lệch do những thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay hoặc thở bằng miệng. Nếu vậy thì bệnh nhân sẽ cần phải cố gắng bỏ các thói quen này trước khi thực hiện các phương pháp khắc phục.
Có cách nào khắc phục khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật không?
Hiện nay có một số cách khác nhau mà bạn có thể khắc phục tình trạng khớp cắn ngược. Để lựa chọn ra phương pháp phù hợp, bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành kiểm tra miệng để đánh giá đầy đủ về vấn đề. Trong quá trình kiểm tra này, bạn sẽ được chụp X-quang để bác sĩ có thể tạo mô hình 3 chiều của răng và hàm sau đó đánh giá xem phương pháp nào là hiệu quả nhất.
Xem thêm: Niềng răng
Có dễ điều trị khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật không?
Lợi ích của việc không phẫu thuật là quá trình phục hồi sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp bị khớp cắn ngược nghiêm trọng thì giải pháp tối ưu vẫn là phẫu thuật hàm nhưng điều này rất ít khi xảy ra. Thay vào đó, đa số mọi người đều chỉ cần đến các phương pháp chỉnh nha thông thường như niềng trong suốt Invisalign, niềng kim loại truyền thống và các khí cụ khác. Mặc dù các phương pháp chỉnh nha này đều đòi hỏi bạn phải tuân thủ chặt chẽ theo kế hoạch điều trị nhưng bù lại, quá trình khắc phục sẽ khá đơn giản. Bạn sẽ chỉ cần đến kiểm tra định kỳ và đảm bảo vệ sinh răng miệng là đủ. Nếu như đeo niềng kim loại thì bạn sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn uống một chút và đeo máng bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao mà miệng có nguy cơ va đập.
Có những lựa chọn điều trị nào?
Vấn đề của mỗi một người là khác nhau nên chỉ khi gặp trực tiếp bác sĩ chỉnh nha thì mới có thể biết chắc chắn lựa chọn điều trị của bạn là gì. Đối với trường hợp nghiêm trọng thì bạn có thể sẽ cần phải cân nhắc một phương pháp nắn chỉnh lại hàm một cách từ từ (chẳng hạn như niềng răng). Sau khi điều trị, bạn sẽ cần tiếp tục phải đeo hàm duy trì để giữ cố định răng và dây chằng nha chu ở vị trí mới. Ngoài ra, có khả năng là bạn sẽ cần thêm một loại khí cụ chỉnh nha nữa ngoài niềng răng ví dụ như nong rộng hàm – một loại khí cụ được gắn vào hàm trên và đeo qua đêm. Khí cụ nong rộng hàm này giúp làm rộng cung hàm trên để khớp với cung hàm dưới.
Một số người còn cần dùng thêm một thiết bị được gọi là headgear. Khí cụ này gồm có các dải thun được đeo ở các răng phía bên trong hàm và liên kết với một dải thun khác ôm vòng ra phía sau đầu. Dải thun này gây áp lực để chỉnh hàm vào đúng vị trí. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khớp cắn ngược và tốc độ mà bạn muốn khắc phục mà cần chỉ đeo headgear vào ban đêm hoặc đeo cả ngày. Mặc dù đôi khi bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật và nhổ răng nếu khớp cắn bị lệch quá nghiêm trọng nhưng có thể yên tâm rằng niềng răng vẫn thường là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với đa số những người có khớp cắn ngược. Tất nhiên, việc lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Làm thế nào để chọn được phương pháp điều trị khớp cắn ngược hiệu quả nhất?
Khi đến khám, bác sĩ sẽ đánh giá miệng của bạn để tìm ra vấn đề cụ thể về khớp cắn của bạn và giúp bạn chọn được phương pháp điều trị tốt nhất. Tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của khớp cắn và tình trạng tổng thể của răng đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương án điều trị cho từng người.
Khớp cắn ngược là một tình trạng nha khoa ít phổ biến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.
Ước tính có khoảng 70% trẻ em bị khớp cắn sâu. Hiện nay, việc chỉnh sửa khớp cắn sâu là lý do phổ biến thứ 2 mà mọi người chọn để niềng răng.
Việc phải sống với tình trạng đau nhức do rối loạn khớp thái dương hàm là một điều vô cùng khó chịu.
Đôi khi, một hoặc một vài răng trên hàm có thể bị mất vì nhiều lý do, có thể là do chăm sóc không cẩn thận hoặc do tai nạn. Dù lý do là gì thì nhiều người khi tìm đến phương pháp niềng răng cũng có chung một thắc mắc là liệu phương pháp chỉnh nha này có thể thu hẹp khoảng trống lớn giữa các răng, ví dụ như khoảng trống do hai răng bị mất để lại hay không?
Các cơn đau hàm thường gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như ăn uống và nói chuyện. Những cơn đau này thường là do khớp thái dương hàm hoặc các cơ và gân bao xung quanh gây nên.
- 1 trả lời
- 1557 lượt xem
Hàm răng của tôi trông rất là kinh khủng nên luôn ngại cười. Như này là tôi bị khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo? Có thể khắc phục được mà không cần phẫu thuật hàm không?
- 1 trả lời
- 1082 lượt xem
Em bị khớp cắn ngược từ nhỏ. Hồi 8 tuổi em có dùng headgear nhưng được một thời gian thì bị hỏng mà em cũng không thay mới nên vẫn chưa điều trị được. Giờ em phải làm thế nào?
- 1 trả lời
- 1145 lượt xem
Làm sao để tôi biết mình có bị khớp cắn sâu hay không và nếu bị thì có cách nào để điều trị?
- 1 trả lời
- 1064 lượt xem
Tôi đã mút ngón tay suốt 24 năm và vẫn đang cố gắng dừng lại. Thực sự mong muốn các kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể và cũng là một phương pháp giúp tôi không phải phẫu thuật hàm.
- 1 trả lời
- 1262 lượt xem
Tôi mới đi gặp bác sĩ và được chẩn đoán là bị khớp cắn sâu, cần niềng răng bằng niềng kim loại và nhổ bớt răng ở hàm trên còn hàm dưới thì không cần. Sau đấy, một bác sĩ khác lại bảo là không cần đến niềng kim loại mà chỉ cần niềng Invisalign là được. Thế tôi nên chọn loại niềng nào hay phải phẫu thuật?