Phân biệt giữa khớp cắn chéo, khớp cắn sâu và khớp cắn ngược
Hầu hết chúng ta đều có vấn đề về khớp cắn ở một mức độ nào đó nhưng thường không quá nghiêm trọng đến mức phải cần đến các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, mặt khác, nếu có vấn đề nghiêm trọng thì bạn sẽ cần đến các phương pháp chỉnh nha để khắc phục và phương pháp này sẽ được lựa chọn dựa trên từng loại vấn đề.
Khớp cắn sai lệch là gì?
Khớp cắn sai lệch thường xảy ra khi có vấn đề về khoảng cách giữa các răng hoặc hàm không thẳng hàng. Những vấn đề này gồm có răng nhô ra, mọc chen chúc hoặc khấp khểnh. Đôi khi răng ở mỗi cung hàm vẫn thẳng hàng nhưng lại vẫn bị vấn đề khớp cắn vì hàm trên và hàm dưới không khớp nhau. Các răng có khoảng cách không đều - cách nhau quá xa hoặc quá gần cũng đều có thể gây ra vấn đề khớp cắn.
Một số nguyên nhân phổ biến gây vấn đề về khớp cắn gồm có: di truyền, mút ngón tay khi còn nhỏ, mất răng sớm hoặc do tai nạn.
Đọc thêm: Niềng răng
Các vấn đề về khớp cắn
Các vấn đề về khớp cắn gồm có khớp cắn ngược, khớp cắn chéo hoặc khớp cắn sâu. Vậy, sự khác biệt giữa ba vấn đề này là gì?
Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo (crossbite) có thể liên quan đến một hoặc một vài răng cùng một lúc, xảy ra khi cả hàm trên và hàm dưới đều không thẳng hàng, khiến một hoặc nhiều răng ở hàm trên va vào mặt trong của các răng hàm dưới khi nhai cắn. Khớp cắn chéo có thể xảy ra ở cả phía trước hoặc hai bên của hàm răng, dẫn đến hậu quả là mài mòn răng, bệnh về lợi và mất xương.
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu (overbite) là tình trạng xảy ra khi hàm trên nhô ra và che lấp đi hàm dưới. Khớp cắn sâu có thể dẫn đến các vấn đề về lợi, tổn thương hoặc thậm chí bào mòn các răng ở hàm dưới, đây còn là nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề nhức mỏi khớp hàm. Khớp cắn sâu thường là do di truyền, thói quen xấu về răng hoặc sự phát triển quá mức của cấu trúc xương hỗ trợ răng.
Khớp cắn ngược
Ngược lại với khớp cắn sâu, khớp cắn ngược thường xảy ra khi hàm dưới nhô ra ngoài so với hàm trên, thường là do hàm dưới phát triển quá mức hoặc hàm trên kém phát triển hoặc cũng có thể là do cả hai cùng một lúc. Khớp cắn ngược cũng có thể là do mất răng ở hàm trên gây nên, điều này làm ảnh hưởng đến chức năng bình thường của răng cửa hoặc răng hàm, dần dần dẫn đến bào mòn răng và đau nhức khớp hàm.
Hiện nay, tất cả các vấn đề về khớp cắn này đều có thể được khắc phục. Nếu bạn thấy hàm có vấn đề khi nhai cắn hoặc cử động thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện và có cách khắc phục kịp thời, tránh khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Các bài viết liên quan
Khớp cắn ngược là một tình trạng nha khoa ít phổ biến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.
Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục khớp cắn ngược là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng suốt một thời gian dài do sợ phẫu thuật.
Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.
Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, các cơn đau sẽ liên tục làm phiền, khiến bạn phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp khắc phục.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
- 1 trả lời
- 953 lượt xem
Tình trạng khớp cắn chéo của tôi có nghiêm trọng không và làm thế nào để điều trị?
- 1 trả lời
- 1085 lượt xem
Em bị khớp cắn ngược từ nhỏ. Hồi 8 tuổi em có dùng headgear nhưng được một thời gian thì bị hỏng mà em cũng không thay mới nên vẫn chưa điều trị được. Giờ em phải làm thế nào?
- 1 trả lời
- 1148 lượt xem
Làm sao để tôi biết mình có bị khớp cắn sâu hay không và nếu bị thì có cách nào để điều trị?
- 5 trả lời
- 2362 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 6 trả lời
- 2011 lượt xem
Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?