Rối loạn khớp thái dương hàm và vai trò của máng nhai
Nhìn chung, để trị dứt điểm thì bạn vẫn nên đi khám bác sĩ và được tư vấn về phương pháp điều trị cụ thể cho vấn đề, nhưng trước mắt vẫn có một số cách bạn có thể thử để làm giảm đi các cơn đau mà bạn gặp phải hàng ngày.
Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm là do sự sai lệch giữa hàm trên và hàm dưới, tác động đến các cơ xung quanh. Các cơ trở nên căng và càng làm cho hàm càng bị lệch thêm. Vậy làm thế nào để nắn hàm thẳng lại và làm giãn cơ?
Máng nhai có thể khắc phục được phần nào vấn đề này
Máng nhai là một khí cụ nha khoa mà người dùng cần đeo trong miệng vào cả ban ngày (ngay cả khi đang ăn) và ban đêm, chỉ tháo ra khi đánh răng hoặc vệ sinh máng. Khi mới dùng lần đầu, bạn nên dành một tuần để làm quen với khí cụ này bằng cách tăng thời gian đeo lên từ từ cho đến khi có thể đeo suốt cả ngày. Thời gian đầu khi chưa quen, các cơ trên mặt, đầu và cổ sẽ có cảm giác hơi đau. Đây là một hiện tượng bình thường và sẽ nhanh chóng giảm đi.
Máng nhai hoạt động bằng cách làm cho các cơ đang bị căng trở nên chùng lại. Sau đó, máng nhai sẽ định hướng các cơ này đến một vị trí thoải mái hơn. Điều này còn giúp hàm chuyển động một cách hiệu quả hơn và ngăn ngừa sự mài mòn răng. Khi đeo máng nhai thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy là hàm hoạt động trơn tru hơn nhiều và cơn đau giảm đi đáng kể.
Những cách khác để giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm
Trước khi đến gặp bác sĩ chỉnh nha để làm máng nhai hoặc khi bạn vẫn chưa quen với việc đeo máng nhai thì bạn có thể thử một vài cách đơn giản sau để giảm bớt cảm giác khó chịu:
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn
- Vật lý trị liệu hoặc mát-xa: cách này có thể giúp giảm căng ở vùng mặt, đầu hoặc cổ và giúp kích thích các cơ hoạt động đúng cách.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh: chườm ấm (bọc một chai nước nóng trong một chiếc khăn ẩm) hoặc chườm lạnh (bọc nước đá trong khăn) sẽ giúp làm giãn cơ và giảm sưng. Bạn có thể thử xen kẽ cả chườm nóng và lạnh để xem có hiệu quả hơn không, Đầu tiên, chườm nóng trong 10 phút, sau đó tiếp tục chườm lạnh trong 10 phút, thực hiện thường xuyên nhất có thể.
- Tránh các thực phẩm cứng: khi không ăn các loại thực phẩm cứng, dai hoặc dẻo, các khớp và cơ hàm sẽ không phải hoạt động quá nhiều, nhờ đó giúp giảm tình trạng mỏi và đau hàm.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Việc phải sống với tình trạng đau nhức do rối loạn khớp thái dương hàm là một điều vô cùng khó chịu.
Nhiều phụ nữ muốn tranh thủ thời gian mang bầu để niềng răng nhưng lại băn khoăn không biết điều này có ảnh hưởng gì hay không. Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc phổ biến.
Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.
- 6 trả lời
- 2011 lượt xem
Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?
- 1 trả lời
- 3654 lượt xem
Tôi thấy nhiều người từng niềng răng và dùng khí cụ nong hàm nói rằng giờ họ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Liệu có đúng là như thế không?
- 1 trả lời
- 1774 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?
- 1 trả lời
- 3285 lượt xem
Em mới niềng thôi, hiện mới gắn mắc cài ạ. Không phải nhổ răng nào. Nhưng sao em thấy đau ghê í. Trước khi niềng bác sĩ có cạo vôi nữa. Gắn xong thì có một răng của e hơi lung lay. Điều thứ 2 là có ai niềng mà bị hóp thái dương k ạ? Tuỳ trường hợp hay sao ạ?
- 5 trả lời
- 2362 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?