Có thể niềng răng khi đang mang thai không?
Có cần đến gặp bác sĩ sản khoa trước khi niềng răng không?
Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm khi dự định tiến hành bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào ví dụ như niềng răng là phải đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn xem liệu có rủi ro gì nếu thực hiện các phương pháp này trong thời gian mang bầu hay không. Sau đó, bạn cần liệt kê ra tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng và báo cho bác sĩ chỉnh nha.
Tại sao cần liệt kê các loại thuốc đang dùng?
Bác sĩ chỉnh nha sẽ đánh giá danh sách các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng để xem có loại nào có khả năng gây nên các vấn đề phức tạp về răng miệng sau này hoặc ảnh hưởng đến quy trình nắn chỉnh răng hay không. Ví dụ, một số loại vitamin có thể làm giảm sự dịch chuyển của răng trong quá trình tiến hành chỉnh nha.
Việc phẫu thuật khi đeo niềng có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không?
Không cần phải phẫu thuật hay gây mê trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng lợi và vòm miệng khi đeo niềng do dây cung kim loại và chỉ cần dùng thuốc mỡ bôi là đủ.
Niềng răng có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sức khỏe trong thai kỳ?
Khi lên kế hoạch cho quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ lấy thông tin về tình trạng nội tiết tố của bạn vì đây là điều rất quan trọng.
Tình trạng nội tiết tố là yếu tố quyết định lợi có khỏe mạnh hay không. Việc mang thai sẽ làm thay đổi nội tiết tố và rất dễ ảnh hưởng đến lợi. Do đó, bạn cần cố gắng duy trì tình trạng răng miệng khỏe mạnh trong toàn bộ thời gian mang thai để tránh sự tích tụ mảng bám gây viêm lợi.
Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh nha chu và viêm lợi cao hơn trong khi đang đeo niềng răng vì mảng bám dễ tích tụ quanh niềng răng. Trên thực tế, có một mối liên hệ giữa tình trạng viêm lợi và tăng sản lợi, và cả hai đều liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố.
Tuy nhiên, một lợi ích của việc đeo niềng răng trong khi mang thai là chế độ ăn uống sẽ được cải thiện vì khi răng được nắn thẳng, việc nhai thức ăn sẽ dễ dàng hơn và từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, điều này cũng đặc biệt có lợi cho việc truyền các chất dinh dưỡng cho thai nhi và sản sinh sữa mẹ sau này nhờ chế độ ăn uống cân bằng giữa các thực phẩm giàu protein và rau củ quả tươi.
Niềng Invisalign – lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên lựa chọn khay niềng trong suốt Invisalign thay vì niềng kim loại truyền thống. Đây là loại niềng được làm từ chất liệu nhựa mềm trong suốt, có thể tháo ra khi ăn uống hay đánh răng nên sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
Tăng cân có ảnh hưởng đến việc đeo niềng không?
Tăng cân quá mức là một điều thường xảy ra khi mang thai và điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi kích thước của miệng. Lúc này, có thể bạn sẽ cần phải lấy dấu răng mới để điều chỉnh kích cỡ của các khay niềng Invisalign nhằm đảm bảo chúng hoạt động một cách chính xác. Bạn nên đến phòng khám chỉnh nha thường xuyên để bác sĩ có thể điều chỉnh khay niềng hoặc dây cung (niềng kim loại) cho phù hợp với những thay đổi về trọng lượng cơ thể.
Mức độ hormone có gây nên những thay đổi về răng miệng không?
Mức độ hormone sẽ thay đổi trong thai kỳ, điều này có thể làm răng bị lung lay, tăng tiết nước bọt và miệng có mùi hôi. Đây là một lí do nữa mà bạn cần đến gặp bác sĩ chỉnh nha để kiểm tra thường xuyên trong suốt thời gian mang bầu. Nếu bạn lo lắng về việc phải chụp X-quang thì có thể nói bác sĩ sử dụng các thiết bị bảo vệ che phủ lên vùng bụng để đảm bảo thai nhi không tiếp xúc với bức xạ.
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
Nếu bạn đang mơ về một hàm thẳng hơn nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề chi phí điều trị thì bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được chi phí của niềng trong suốt Invisalign.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.
Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?
- 1 trả lời
- 3289 lượt xem
Em mới niềng thôi, hiện mới gắn mắc cài ạ. Không phải nhổ răng nào. Nhưng sao em thấy đau ghê í. Trước khi niềng bác sĩ có cạo vôi nữa. Gắn xong thì có một răng của e hơi lung lay. Điều thứ 2 là có ai niềng mà bị hóp thái dương k ạ? Tuỳ trường hợp hay sao ạ?
- 1 trả lời
- 3660 lượt xem
Tôi thấy nhiều người từng niềng răng và dùng khí cụ nong hàm nói rằng giờ họ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Liệu có đúng là như thế không?
- 1 trả lời
- 1778 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?
- 1 trả lời
- 4234 lượt xem
Em đang niềng răng và đã trả tiền hơn phân nửa. Nhưng vì e không thích cách chăm sóc và thái độ của chổ này nên em muốn đổi phòng khám khác. Không biết như vậy có được không ạ?
- 4 trả lời
- 3215 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?