Niềng răng có làm cho chân răng ngắn đi không?
Cơ chế hoạt động của niềng răng
Để hiểu được ảnh hưởng của các dụng cụ chỉnh nha như niềng răng đối với chân răng thì trước tiên bạn cần biết cơ chế hoạt động của chúng. Niềng răng gây áp lực lên răng, kích hoạt phản ứng miễn dịch khiến cơ thể tạo ra một số loại enzyme nhất định. Những enzyme này gây ra phản ứng viêm, có thể làm cho xương bị tiêu và tái tạo. Điều này khiến cho cấu trúc xương ở một bên răng cứng lại trong khi bên còn lại thì bị mềm ra, nhờ đó làm cho răng dịch chuyển dần dần. Toàn bộ quá trình này đều là bình thường và là cơ chế hoạt động của các loại niềng răng.
Điều này ảnh hưởng đến chân răng như thế nào?
Theo nghiên cứu, trong quá trình răng dịch chuyển, những thay đổi nhỏ có thể xảy ra ảnh hưởng đến chiều dài và hình dạng của chân răng. 98% trong số đó thậm chí không thể quan sát được bằng mắt. Trong 2% còn lại thì có thể nhận thấy sự thay đổi. Đây là một hệ quả tự nhiên từ việc sử dụng các khí cụ chỉnh nha nhưng thường chủ yếu chỉ xảy ra ở những người mà chân răng vốn dễ bị tái hấp thu. Mặc dù vậy nhưng vấn đề này vẫn cần được cân nhắc nghiêm túc khi quyết định niềng răng.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tái hấp thu chân răng
Di truyền là một yếu tố quan trọng quyết định nguy cơ chân răng bị ngắn đi khi niềng răng. Sự tái hấp thu chân răng có thể được di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu một thành viên trong nhà bạn bị vấn đề này khi sử dụng các khí cụ chỉnh nha hoặc từng được bác sĩ chẩn đoán là chân răng bị tiêu thì trước khi tiến hành niềng răng, bạn cần thông báo cho bác sĩ chỉnh nha của bạn vì bạn cũng sẽ có nguy cơ gặp phải vấn đề này.
Niềng không mắc cài Invisalign thì sao?
Trong nhiều năm qua, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về việc liệu niềng không mắc cài Invisalign có giảm bớt được nguy cơ chân răng bị tái hấp thu so niềng kim loại truyền thống hay không. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Robert L. Boyd được đăng trong tạp chí Compendium of Continuing Education in Dentistry, khay niềng trong suốt thực sự giúp hạn chế đáng kể các vấn đề về răng và lợi như tái hấp thu chân răng so với niềng kim loại thông thường. Mặc dù giảm được tình trạng tái hấp thu nhưng niềng Invisalign tác động lực xoay nhẹ hơn nhiều so với niềng truyền thống nên sẽ tạo ra sự dịch chuyển nhỏ hơn.
Một nghiên cứu khác được công bố trong tạp chí Progress in Orthodontics vào tháng 5 năm 2017 chỉ ra rằng việc nắn chỉnh răng bằng niềng Invisalign vẫn có nguy cơ gây tiêu chân răng, tuy nhiên tỉ lệ này chỉ ở mức rất thấp, chưa đến 10% chiều dài ban đầu của chân răng. Như vậy, từ hai nghiên cứu nói trên có thể rút ra kết luận là rủi ro tái hấp thu chân răng của niềng trong suốt Invisalign thấp hơn so với niềng truyền thống.
Lực nhẹ hơn chưa hẳn đã tốt
Như đã nói ở bên trên, niềng Invisalign tác động lực nhẹ hơn so với niềng kim loại nên ít làm ngắn chân răng hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa là chúng kém hiệu quả hơn đối với nhiều trường hợp. Niềng trong suốt là lựa chọn rất phù hợp cho những trường hợp chỉ cần dịch chuyển những răng nhỏ với tốc độ chậm mà không cần phải can thiệp bất kỳ phương pháp chỉnh nha nào khác. Còn nếu đã bị mất răng và cần thu hẹp khoảng cách giữa các răng thì niềng răng sẽ phải dịch chuyển răng ở mức độ rất lớn. Lúc này kể cả sử dụng niềng Invisalign thì cũng không thể tránh khỏi sự tái hấp thu chân răng .
Đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ chỉnh nha chọn phương án sử dụng kết hợp hai loại niềng răng. Đầu tiên là dùng niềng cố định thông thường để tạo sự dịch chuyển lớn rồi sau đó chuyển sang niềng trong suốt để nắn nhẹ lại những răng vẫn còn bị lệch.
Có thể ngăn chặn và điều trị tình trạng chân răng bị ngắn không?
Mặc dù nguy cơ tái hấp thu và làm ngắn chân răng có thể được giảm thiểu nhưng rất khó để ngăn chặn hoàn toàn. Một cách để hạn chế nguy cơ này là dùng niềng trong suốt Invisalign. Sự tái hấp thu chân răng thường dễ xảy ra hơn khi răng được dịch chuyển quá chậm hoặc quá nhanh.
Ngoài ra, việc chụp X-quang thường xuyên trong quá trình đeo niềng sẽ giúp duy trì tình trạng răng lợi luôn ở mức tốt nhất và phát hiện sớm vấn đề tái hấp thu chân răng. Từ đó có thể thực hiện các phương pháp điều trị, làm chậm và ngăn chặn vấn đề thêm trầm trọng hơn. Tuy nhiên, một khi chân răng đã bị ngắn đi thì không có cách nào đảo ngược lại được.
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Chỉnh nha Hoa Kỳ (American Journal of Orthodontics ) đã chỉ ra rằng niềng răng không những có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và tình trạng sức khỏe tổng thể mà còn có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng trong tương lai nếu được thực hiện từ sớm.
Các phương pháp chỉnh nha được thực hiện nhằm làm cho răng chắc khỏe hơn, từ đó giúp bệnh nhân thấy tự tin về nụ cười của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lầm tưởng về niềng răng. Một trong số đó là mối lo ngại về việc niềng răng có thể làm suy yếu răng.
- 4 trả lời
- 3252 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 3 trả lời
- 2474 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 7 trả lời
- 11844 lượt xem
Tôi đã tháo niềng 6 tháng trước. Kể từ đó tôi không dùng hàm duy trì nên răng bị xô lệch. Nếu như bây giờ tôi dùng hàm duy trì thì liệu răng tôi có thẳng trở lại không?
- 8 trả lời
- 2771 lượt xem
Liệu có thể chỉ sử dụng hàm duy trì thay thế cho niềng răng để điều chỉnh răng xô lệch không?
- 5 trả lời
- 7192 lượt xem
Liệu môi trên có bị nhỏ đi sau khi nhổ răng và niềng răng để chữa vẩu không?