1

Đeo niềng có làm răng yếu đi không?

Các phương pháp chỉnh nha được thực hiện nhằm làm cho răng chắc khỏe hơn, từ đó giúp bệnh nhân thấy tự tin về nụ cười của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lầm tưởng về niềng răng. Một trong số đó là mối lo ngại về việc niềng răng có thể làm suy yếu răng.
Đeo niềng có làm răng yếu đi không? Đeo niềng có làm răng yếu đi không?

Mặc dù khi tư vấn, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết cho mọi thắc mắc của bạn nhưng những thông tin được đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được rằng niềng không hề làm suy yếu răng.

Tổn thương răng là do khớp cắn

Có thể bạn vẫn đang phân vân không biết có nên niềng răng hay không vì lo sợ những ảnh hưởng tiêu cực nhưng bạn có biết rằng khớp cắn sai lệch còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn cho răng và miệng? Khớp cắn sai lệch gây căng cho vùng hàm và dẫn đến các triệu chứng như nghiến răng vào ban đêm, điều này sẽ khiến răng bị bào mòn.

Ở những người bị khớp cắn sâu hoặc khớp cắn ngược mức độ nặng thì răng ở hai hàm sẽ không khớp với nhau khi nhai, dẫn đến sứt mẻ hoặc nứt men răng. Mỗi một vết nứt trên răng sẽ trở thành một nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn và sau đó gây sâu răng. Vấn đề về khớp cắn còn làm cho các răng va vào nhau quá mạnh khi ăn, khiến răng và cả các vật liệu phục hình trên răng bị hỏng. Bằng cách niềng răng, bạn sẽ có thể hạn chế được những vấn đề này.

Răng khấp khểnh có thể bị suy yếu

Những người có răng mọc khấp khểnh hoặc khoảng cách giữa các răng quá sát/quá thưa sẽ có nguy cơ bị sâu răng và mòn men răng cao hơn. Chẳng hạn, nếu các răng quá thưa thì thức ăn sẽ dễ bị kẹt lại ở những khoảng hở mà nếu không được loại bỏ ngay thì nó sẽ bắt đầu phân hủy và tạo thành axit làm suy yếu men răng.

Răng mọc quá sát nhau cũng là một nguyên nhân phổ biến gây sâu răng vì rất khó làm sạch ở các kẽ răng. Tuy nhiên, niềng răng sẽ giúp dịch chuyển răng vào vị trí lý tưởng để tạo ra khoảng cách đồng đều trên hàm. Bằng cách này, bạn sẽ có thể ngăn thức ăn bị kẹt trong kẽ răng và việc vệ sinh răng miệng cũng thuận lợi hơn.

Niềng răng làm cho răng không ổn định?

Một nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy răng không ổn định khi niềng răng là do sự dịch chuyển của răng trong quá trình này. Các loại niềng làm thẳng răng bằng cách tạo áp lực nhỏ lên răng khiến cho các mô mềm trong miệng bị lỏng ra và di chuyển. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này sẽ không khiến răng mất ổn định như nhiều người vẫn nghĩ.

Trên thực tế, răng chỉ di chuyển rất nhẹ dưới sự tác động của niềng và chỉ thực sự có nguy cơ suy yếu nếu bị nhiễm trùng chân răng nghiêm trọng hoặc bệnh về lợi phá hủy xương hàm. Những vấn đề này sẽ được giảm thiểu đáng kể sau khi niềng răng cải thiện khớp cắn và khoảng cách giữa các răng.

Sau khi niềng răng, bạn sẽ cần đeo hàm duy trì theo như bác sĩ chỉ định để giữ răng ở đúng vị trí. Đừng lo vì hầu hết mọi người đều chỉ cần đeo hàm duy trì 24 tiếng mỗi ngày trong thời gian đầu và sau đó có thể giảm xuống khi răng đã ổn định.

Cách giữ cho răng chắc khỏe trong quá trình điều trị

Mặc dù niềng răng không có ảnh hưởng xấu đến sự chắc khỏe của răng nhưng bạn vẫn cần phải tự thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị. Cụ thể, bạn sẽ cần tập cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách nếu đeo niềng kim loại truyền thống vì thức ăn rất dễ bị giắt trong dây cung và dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, bạn cũng nên đến phòng khám nha khoa thường xuyên để được làm sạch răng chuyên nghiệp. Rất có thể niềng răng sẽ giúp bạn hình thành nên thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn so với trước đây.

Đối với những người chọn loại niềng trong suốt Invisalign thì cần lưu ý tháo khay niềng ra khi ăn uống để thức ăn không bị kẹt bên trong. Đương nhiên, sau khi ăn bạn vẫn sẽ cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa cẩn thận nhưng điều này sẽ dễ dàng hơn so với khi đeo niềng kim loại vì không có mắc cài và dây cung. Với cả hai loại niềng thì việc đến gặp bác sĩ theo lịch định kỳ vẫn là điều cần thiết vì khi được phát hiện sớm thì việc khắc phục mọi vấn đề về răng sẽ đơn giản hơn.

Làm thế nào để biết bạn có cần niềng răng hay không?

Cách duy nhất để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Tôi có cần niềng răng không hay cứ để như vậy?” là đến gặp trực tiếp bác sĩ để được kiểm tra. Nhiều người nghĩ răng hàm răng của mình không có vấn đề gì nhưng thực chất răng lại bị khấp khểnh nhẹ hoặc hơi có vấn đề về khớp cắn. Nếu cứ để như vậy thì sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác trong tương lai.

Cũng trong buổi tư vấn, bạn sẽ được tư vấn về tất cả các lựa chọn điều trị của mình. Mặc dù không phải ai cũng là đối tượng phù hợp với niềng răng trong suốt nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn loại niềng này nếu như vẫn lo ngại về những tác động tiêu cực của niềng kim loại.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
40 tuổi còn có thể niềng răng không?
40 tuổi còn có thể niềng răng không?

Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.

Niềng răng không chỉ tác động đến nụ cười của trẻ
Niềng răng không chỉ tác động đến nụ cười của trẻ

Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.

Niềng răng có đau không?

Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.

Niềng răng có làm cho chân răng ngắn đi không?
Niềng răng có làm cho chân răng ngắn đi không?

Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?

Niềng răng có gây ra các đốm trắng trên răng không?
Niềng răng có gây ra các đốm trắng trên răng không?

Niềng răng là cách hiệu quả để có được một nụ cười đẹp hơn. Tuy nhiên, một số người sau khi tháo niềng lại cảm thấy thất vọng với kết quả họ có được vì răng xuất hiện những đốm trắng khó coi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  2950 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2204 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Hàm duy trì có thể dịch chuyển lại răng sau khi tháo niềng răng 6 tháng không?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  11576 lượt xem

Tôi đã tháo niềng 6 tháng trước. Kể từ đó tôi không dùng hàm duy trì nên răng bị xô lệch. Nếu như bây giờ tôi dùng hàm duy trì thì liệu răng tôi có thẳng trở lại không?

Có thể dùng hàm duy trì thay cho niềng răng không?
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  2607 lượt xem

Liệu có thể chỉ sử dụng hàm duy trì thay thế cho niềng răng để điều chỉnh răng xô lệch không?

Môi có bị thay đổi sau khi nhổ răng và niềng để chữa răng vẩu không?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  6941 lượt xem

Liệu môi trên có bị nhỏ đi sau khi nhổ răng và niềng răng để chữa vẩu không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11148 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 3 năm trước
 6893 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6231 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 5989 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 3 năm trước
 5192 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4495 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây