Niềng răng có gây ra các đốm trắng trên răng không?
Tuy nhiên, những đốm trắng này thường chỉ là tạm thời nên đừng để chúng ngăn cản bạn đến với quyết định niềng răng. Hơn nữa vấn đề này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây nên các đốm trắng cũng như là cách ngăn ngừa.
Đốm trắng trên răng sau khi niềng có phổ biến không?
Mặc dù các đốm trắng không phải lúc nào cũng là do niềng răng gây ra nhưng hiện tượng này thường xảy ra phổ biến hơn ở những người đã từng đeo niềng răng. Nguyên nhân là vì khi đeo niềng răng, việc làm sạch răng sẽ khó khăn hơn. Vị trí phổ biến nhất của các đốm trắng là dọc theo đường viền lợi hoặc xung quanh các cạnh của mắc cài. Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng đều bị những đốm trắng mà trên thực tế, đây là một hiện tượng khá hiếm gặp.
Nguyên nhân gây ra đốm trắng trên răng
Các đốm trắng thực chất là những vùng men răng không có đủ khoáng chất do vi khuẩn sinh sôi mạnh trong miệng khi không được làm sạch cẩn thận. Những vi khuẩn này tạo ra các sản phẩm phụ làm mòn răng. Khi bề mặt của răng bị mất đi các khoáng chất, những vùng đó sẽ bị rỗng và có màu sáng hơn, ngoài ra còn có thể bị gồ ghề, rỗ hoặc lồi lõm.
Như vậy, bản thân niềng răng không phải là thủ phạm gây ra các đốm trắng mà thực ra, đó chỉ là những vùng của răng không được làm sạch đúng cách. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ ra thì những đốm trắng này còn có thể dẫn đến sâu răng nếu không được điều trị, vì vậy điều quan trọng là phải có biện pháp xử lý và ngăn ngừa kịp thời.
Cách xử lý các đốm trắng trên răng
Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các đốm trắng trên răng sau khi tháo niềng. Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là bổ sung khoáng chất. Đây là một phương pháp đặc biệt, được thực hiện bằng cách bôi một loại kem khoáng chất dành cho răng lên những răng có vấn đề rồi để nguyên một lúc. Răng có khả năng thấm hút rất cao, vì vậy các khoáng chất sẽ dễ dàng ngấm vào các đốm trắng và giúp răng chắc khỏe, đồng thời các đốm cũng mờ dần.
Một cách khác để loại bỏ các đốm trắng là thực hiện một phương pháp nha khoa thẩm mỹ. Quy trình tẩy trắng răng cơ bản sẽ giúp làm sáng răng và giảm bớt các đốm trắng. Nếu các đốm trắng bị lồi lên thì bác sĩ có thể tiến hành mài để làm lộ ra lớp men mới. Ngược lại, đối với các đốm trắng bị lõm thì có thể lấp đầy bằng resin nha khoa có màu giống với răng thật.
Cách ngăn chặn các đốm trắng?
Mặc dù các cách nói trên có thể khắc phục những đốm trắng trên răng nhưng đều khá mất thời gian, tốn kém hoặc cho hiệu quả chậm. Vì vậy nên thay vì chờ cho đến khi tháo niềng mới tiến hành điều trị thì tốt nhất là nên ngăn chặn ngay từ đầu. Đây là một vấn đề hoàn toàn có thể tránh được nếu có thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận mỗi ngày. Bạn có thể thử các cách sau để giảm khả năng răng bị các đốm trắng sau khi niềng:
- Đánh răng 2 lần một ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa flour để đảm bảo răng được cung cấp đủ khoáng chất.
- Sử dụng bàn chải đánh răng điện chuyên dành cho người niềng răng để đảm bảo răng được làm sạch tối đa.
- Dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn ở kẽ răng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều đường vì đường sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Bất cứ khi nào ăn đồ có đường thì bạn cần đánh răng hoặc súc miệng ngay sau đó.
- Giảm lượng axit mà bạn nạp vào hàng ngày bằng cách tránh những món có vị chua.
- Hỏi bác sĩ về việc trám răng bằng sealant để chống lại vi khuẩn.
Bằng những cách này, bạn sẽ có thể tự tin niềng răng mà không cần lo lắng về tác động xấu lên màu răng.
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.
Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?
Các phương pháp chỉnh nha được thực hiện nhằm làm cho răng chắc khỏe hơn, từ đó giúp bệnh nhân thấy tự tin về nụ cười của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lầm tưởng về niềng răng. Một trong số đó là mối lo ngại về việc niềng răng có thể làm suy yếu răng.
- 5 trả lời
- 1167 lượt xem
Liêu tôi có thể chỉ niềng răng cho hàm trên để giảm chi phí không? Hay là phải niềng đồng thời cả hàm trên và hàm dưới. Tôi nghĩ hàm dưới của tôi khá đều và ổn.
- 1 trả lời
- 1030 lượt xem
Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.
- 4 trả lời
- 3214 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 3 trả lời
- 2440 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 7 trả lời
- 2411 lượt xem
Tôi 23 tuổi và đang cân nhắc đến việc niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh. Tôi đã đến gặp hai bác sĩ nha khoa thẩm mỹ và họ đều nói là cần phải nhổ răng nhưng tôi lại không muốn vậy. Hàm dưới của tôi gần như hoàn hảo nhưng tôi có tật nghiến răng vào ban đêm. Vậy tôi muốn hỏi là có thật sự cần phải nhổ răng hay không?