Có thể khắc phục được tình trạng răng chen chúc xô lệch mà không cần nhổ răng không?
Vì mỗi một phương pháp nha khoa đều bị ảnh hưởng bởi quan điểm của từng bác sĩ nên mỗi một bác sĩ nha khoa sẽ có câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi, ví dụ như “Cần phải đeo hàm duy trì bao lâu sau khi tháo niềng?” hay “có cần phải nhổ răng trước khi niềng răng hay không?”. Những thông tin dưới đây sẽ giúp ban hiểu rõ hơn về vấn đề mà bạn quan tâm.
Chưa có bất kì vấn đề nào trong lĩnh vực chỉnh nha gây nhiều tranh cãi như vấn đề có cần phải nhổ răng trước khi niềng răng hay không.
Ngoài các lí do như tránh tổn thương hay chi phí phẫu thuật, mong muốn giữ lại nguyên vẹn các răng, thì các tác động tiêu cực khác như rối loạn khớp thái dương hàm hay không có vùng tối 2 bên hành lang má cũng là những vấn đề khiến cho việc nhổ răng tiền hàm trở thành chủ đề gây tranh cãi.
Khi khắc phục những vấn đề ở mức độ “bình thường- chưa quá nặng” thì quyết định nhổ đi bốn răng tiền hàm thường được đưa ra. Mặc dù điều này không phải là dễ dàng bởi không thể chỉ nhổ một phần răng và việc nhổ đi răng bên trái thì thường đi dẫn đến việc phải nhổ cả răng bên phải để cân đối. Hơn nữa, nếu nhổ răng hàm trên thì răng hàm dưới cũng cần được nhổ đi để ngăn chặn xảy ra vấn đề khớp cắn sai hay khớp cắn ngược. Những lí do này dẫn đến hai lựa chọn, một là phải nhổ đi cả 4 răng tiền hàm hoặc hai là điều trị mà không nhổ răng. Đôi khi có những trường hợp mà chỉ cần nhổ đi răng tiền hàm ở hàm trên, răng nanh ở hàm dưới, răng hàm hoặc chỉ cần mài men răng nhưng nhìn chung thì thường phải nhổ đi 4 răng tiền hàm.
Các bác sĩ thường cố gắng hạn chế tối đa việc nhổ răng và gần như tất cả các trường hợp đều có được giải quyết mà không cần phải nhổ răng nhưng đôi khi, việc này là cần thiết đối với tính thẩm mỹ và độ bền lâu của kết quả.
Mỗi năm lại có những phương pháp mới ra đời hứa hẹn khả năng tạo thêm khoảng trống mà không cần nhổ răng, trong đó có hệ thống niềng răng mắc cài Damon – được nhà sản xuất quảng bá là tác động lực rất nhẹ mà vẫn tạo ra được nhiều khoảng trống hơn so với loại niềng thông thường. Mặc dù vậy nhưng vẫn chứa có nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng cho điều này.
Để tránh phải nhổ đi răng tiền hàm đầu tiên, khách hàng có thể cân nhắc đến những phương pháp thay thế sau:
- Nong rộng cung hàm. Phương pháp này không cần đến việc nhổ răng nhưng lại cho kết quả không ổn định.
- Với những khách hàng có khớp cắn chuẩn, cung hàm trên tốt với các răng cửa tương đối nhỏ, răng hàm dưới mọc chen chúc và có vấn đề khớp cắn sâu (răng hàm dưới bị tụt vào trong) thì việc nhổ đi răng cửa ở hàm dưới sẽ được cân nhắc đến. Việc này cần được đánh giá một cách kĩ càng vì nếu sai sót, nó có thể gây ra vấn đề không thể khắc phục được, ví dụ như khớp cắn sâu.
- Mài men răng mặt tiếp xúc. Phương pháp này giúp tạo ra khoảng trống vừa phải nhưng không nên thực hiện cho người cao tuổi. Tuy nhiên, việc mài đi quá nhiều men răng có thể gây khó khăn cho việc chỉnh sửa vấn đề răng mọc lệch trở lại sau này.
- Cân nhắc đến việc nhổ đi răng tiền hàm thứ hai thay vì răng tiền hàm thứ nhất. Về cơ bản thì phương pháp này có thể hạn chế được số răng cần nhổ khi không cần tạo thêm quá nhiều khoảng trống. Phương pháp này có hiệu quả khi răng tiền hàm thứ hai giống răng tiền hàm thứ nhất nhưng nếu răng tiền hàm thứ hai có kích thước lớn giống như răng hàm thì việc nhổ răng sẽ tạo ra khoảng trống quá lớn và ngược lại nếu quá nhỏ giống như răng nanh thì lại không mấy hiệu quả.
Tóm lại, việc nhổ răng chỉ đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ, không bắt buộc. Nếu như được thực hiện đúng cách, nhổ răng sẽ giúp nâng cao hiệu quả niềng răng và ngược lại nếu sai cách thì sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả.
Có một số trường hợp mà việc nhổ răng cần được tiến hành để khắc phục tình trạng răng mọc chen chúc nhau (răng khấp khểnh). Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những cách tạo thêm khoảng trống để nắn chỉnh răng mà không cần phải nhổ răng. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ khác bởi việc nhổ răng thường sẽ để lại tác động tiêu cực.
Một số người nghĩ rằng thói quen nghiến răng và khớp cắn không liên quan đến nhau nhưng theo tôi, việc nhổ răng, nắn chỉnh những răng còn lại và thu hẹp khoảng cách mới giữa các răng có thể sẽ khiến cho thói quen nghiến răng trở nên nặng hơn và còn có thể góp phần gây ra các vấn đề về hô hấp trong khi ngủ.
Trong trường hợp này thì việc nhổ răng là không cần thiết và có thể để lại khoảng trống khi đã kết thúc quá trình niềng răng nếu như kích cỡ của chiếc răng được nhổ đi lớn hơn khoảng trống cần tạo. Bạn nên tham khảo ý kiến từ một số bác sĩ chỉnh nha trẻ hoặc những bác sĩ đã có chuyên môn về các phương pháp chỉnh nha không cần nhổ răng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Việc nhổ răng có thể dẫn đến vấn đề khớp cắn sâu (răng hàm trên nhô ra ngoài theo chiều thẳng đứng so với hàm dưới) khi đã kết thúc quá trình điều trị và khi nhổ răng, bạn sẽ cần nhổ cả hai bên để đảm bảo sự cân đối.
Vấn đề này có thể được khắc phục bằng phương pháp mài men răng mặt tiếp xúc – giảm đi một phần nhỏ chiều rộng của răng, sau đó dịch chuyển các răng để đóng khe hở và ngăn tình trạng khớp cắn sâu.
Ngoài ra, các bằng chứng cho thấy rằng việc nhổ răng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Các chuyên gia nha khoa đã nghiên cứu vấn đề này nhiều năm và đưa ra các phương pháp mới không cần phải nhổ răng.
Trước kia đưa ra quyết định, bạn sẽ cần nghiên cứu và tham khảo ý kiến từ nhiều bác sĩ khác nhau. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang sọ nghiêng của bạn để xác định xem răng cửa có chìa ra ngoài hay không. Nếu có thì tôi khuyên bạn nên cân nhắc đến việc nhổ răng vì nếu không nhổ răng thì quá trình niềng răng sẽ chỉ khắc phục được vấn đề răng mọc chen chúc và răng cửa vẫn chìa ra ngoài sau khi tháo niềng. Tôi vẫn thường tiến hành niềng răng mà không nhổ răng nếu khách hàng yêu cầu nhưng luôn cảnh báo cho họ về vấn đề trên.
Sau khi nhổ răng cửa ở hàm dưới và niềng răng, răng cửa hàm trên nhô ra so với hàm dưới, cách khắc phục?
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?
- 5 trả lời
- 3339 lượt xem
Khắc phục vấn đề khớp cắn và răng khấp khểnh mà không cần phẫu thuật
Hàm răng của tôi trông rất là kinh khủng nên luôn ngại cười. Như này là tôi bị khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo? Có thể khắc phục được mà không cần phẫu thuật hàm không?
- 1 trả lời
- 1552 lượt xem
Chỉ bị khớp cắn sâu nhẹ thì có thể khắc phục bằng hàm duy trì không?
Tôi bị khớp cắn sâu nhưng mà chỉ nhẹ thôi thì có thể khắc phục bằng hàm duy trì không? Tôi không muốn phải niềng răng tí nào.
- 1 trả lời
- 2197 lượt xem
Khắc phục khe hở giữa răng cửa mà không cần niềng răng?
Tôi 21 tuổi và muốn khắc phục khe hở nhỏ ở giữa hai răng cửa. Tôi không muốn phải niềng răng thì có những lựa chọn khác nào?
- 1 trả lời
- 2885 lượt xem
Mài kẽ răng có khắc phục được khớp cắn sâu không?
Trước đây tôi đã từng niềng răng rồi nhưng vẫn chưa chữa được hết vấn đề khớp cắn sâu và hai răng cửa của tôi cũng to nữa. Liệu giờ mà mài bớt răng đi thì có khắc phục được vấn đề không?
- 1 trả lời
- 2183 lượt xem
Khớp cắn sâu là một trong những vấn đề về răng phổ biến nhất trên thế giới. Các nha sĩ ước tính có tới 70% trẻ em bị vấn đề này.
Bung mắc cài là một hiện tượng phổ biến khi niềng răng. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: Nha sĩ bình thường có thể tiến hành niềng răng trong suốt Invisalign không, hay phải cần bác sĩ chỉnh nha?
Ngày nay, các khay niềng trong suốt đang dần trở thành một trong những lựa chọn chỉnh nha phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, niềng truyền thống cũng không vì thế mà mất đi vị trí, đây vẫn tiếp tục là một lựa chọn được tin cậy vì nó mang lại một số lợi ích riêng biệt mà không loại niềng nào thay thế được. Vậy, hai loại niềng này có gì khác nhau?