1

Sự khác biệt giữa bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ nha khoa?

Một trong những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: Nha sĩ bình thường có thể tiến hành niềng răng trong suốt Invisalign không, hay phải cần bác sĩ chỉnh nha?
Sự khác biệt giữa bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ nha khoa? Sự khác biệt giữa bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ nha khoa?

Hiện nay, rất nhiều nha sĩ vẫn tiến hành việc nắn chỉnh răng với niềng răng trong suốt Invisalign. Hơn nữa, nhiều người cho rằng đây là một phương pháp khá đơn giản, không cần gắn mắc cài và dây cung kim loại lên răng và cũng không cần siết dây cung nên không cần đến bác sĩ chỉnh nha. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Niềng răng không mắc cài Invisalign (niềng răng trong suốt) là một sự thay thế cho niềng kim loại truyền thống để nắn thẳng răng. Tuy nhiên, cũng giống như niềng răng truyền thống, trước khi bắt đầu quá trình dùng niềng Invisalign, bệnh nhân vẫn phải trải qua một quá trình kiểm tra chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị thích hợp bởi một bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa khớp cắn và chỉnh hàm. Mặc dù mục tiêu chính của bạn khi tìm đến niềng Invisalign chỉ là muốn có hàm răng thẳng hơn nhưng việc chỉnh sửa hàm và khớp cắn cũng rất quan trọng và cần được thực hiện luôn trong quá trình đeo niềng này. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thời gian cũng như kết quả điều trị và chỉ có bác sĩ chỉnh nha đã qua đào tạo chuyên môn mới có thể hiểu, dự đoán và kiểm soát các yếu tố này một cách chính xác.

Bác sĩ chỉnh nha khác gì với nha sĩ?

Nha sĩ hay bác sĩ nha khoa tổng quát thường không qua đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực nắn chỉnh răng. Trong khi đó, bác sĩ chỉnh nha thường phải trải qua thêm vài năm đào tạo chuyên sâu về nắn chỉnh răng sau khi học về nha khoa. Nha khoa là một chuyên ngành y tế rất rộng bao gồm nhiều nhu cầu về sức khỏe răng miệng thông thường như kiểm tra và làm sạch răng, nhổ và sửa chữa răng, trám răng sâu hay làm khuôn cho hàm giả. Mỗi bác sĩ nha khoa có thể chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể như nha khoa thẩm mỹ hoặc cấy ghép răng implant nhưng thường không được đào tạo để khắc phục các vấn đề về sai lệch khớp cắn hoặc răng mọc không thẳng hàng. Thậm chí nếu bạn không bị vấn đề về khớp cắn thì nha sĩ thông thường vẫn không có đủ kiến ​​thức chuyên môn cần thiết để nắn thẳng răng hoặc xử lý tình trạng răng mọc chen chúc.

Tóm lại, nếu có nhu cầu kiểm tra và làm sạch răng thì có thể tìm đến bác sĩ nha khoa nhưng nếu răng của bạn bị khấp khểnh, xiêu vẹo thì tốt hơn hết bạn nên tìm đến một bác sĩ chỉnh nha.

Bất cứ ai cũng đều nên đến khám nha sĩ 6 - 12 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng. Trong những buổi khám định kỳ như vậy, nha sĩ sẽ làm sạch và đánh bóng răng, chụp X-quang để kiểm tra sâu răng và tiến hành điều trị các vấn đề như sâu răng và đau răng. Trong khi đó, bác sĩ chỉnh nha không có nhiệm vụ làm sạch răng mà thay vào đó là lên kế hoạch xử lý các vấn đề răng xô lệch, không thẳng hàng và khớp cắn.

Trong suốt quá trình nắn chỉnh răng bằng niềng Invisalign, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ chỉnh nha vài tuần một lần để nhận bộ khay niềng mới. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bạn có thể sẽ không cần gặp lại bác sĩ chỉnh nha nữa nhưng vẫn phải đến gặp nha sĩ định kỳ trong nhiều năm sau đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phân biệt giữa khớp cắn chéo, khớp cắn sâu và khớp cắn ngược
Phân biệt giữa khớp cắn chéo, khớp cắn sâu và khớp cắn ngược

Khi răng và hàm không thẳng hàng, nó có thể ảnh hưởng đến hơi thở, khả năng nói chuyện và thậm chí ảnh hưởng đến diện mạo của cả khuôn mặt bạn. Khi có vấn đề về khớp cắn hay còn gọi là khớp cắn sai lệch, răng có thể bị khấp khểnh, bào mòn hoặc dần nhô ra ngoài theo thời gian.

5 điều cần biết trước khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign
5 điều cần biết trước khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign

Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.

Phân biệt niềng truyền thống mắc cài kim loại, niềng mắc cài trong suốt và niềng invisalign
Phân biệt niềng truyền thống mắc cài kim loại, niềng mắc cài trong suốt và niềng invisalign

Tìm hiểu về một số loại niềng răng trên thị trường hiện nay

Tại sao cần nắn chỉnh răng từ sớm?
Tại sao cần nắn chỉnh răng từ sớm?

Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn nghĩ là đến tuổi thanh thiếu niên thì con cái họ mới cần đi niềng răng. Nhưng bạn có biết rằng việc nắn chỉnh răng có thể bắt đầu từ khi 7 tuổi?

Đau hàm và lợi ích của chỉnh nha
Đau hàm và lợi ích của chỉnh nha

Chỉnh nha giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau hàm

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khắc phục khe hở giữa răng cửa mà không cần niềng răng?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2921 lượt xem

Tôi 21 tuổi và muốn khắc phục khe hở nhỏ ở giữa hai răng cửa. Tôi không muốn phải niềng răng thì có những lựa chọn khác nào?

Có thể khắc phục được tình trạng răng chen chúc xô lệch mà không cần nhổ răng không?
  •  6 năm trước
  •  7 trả lời
  •  2435 lượt xem

Tôi 23 tuổi và đang cân nhắc đến việc niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh. Tôi đã đến gặp hai bác sĩ nha khoa thẩm mỹ và họ đều nói là cần phải nhổ răng nhưng tôi lại không muốn vậy. Hàm dưới của tôi gần như hoàn hảo nhưng tôi có tật nghiến răng vào ban đêm. Vậy tôi muốn hỏi là có thật sự cần phải nhổ răng hay không?

Cách chỉnh sửa răng cửa bị to?
  •  6 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2129 lượt xem

Gần đây tôi mới tháo niềng răng. Vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm khi niềng răng là hai răng cửa của tôi quá to so với những răng còn lại, trông giống như răng thỏ vậy. Bác sĩ có nói rằng sau khi tháo niềng thì vấn đề này sẽ không còn nữa. Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể, tôi rất thất vọng vì tôi đã tốn khá nhiều tiền cho việc niềng răng. Tôi nên làm gì?

Sau khi nhổ răng cửa ở hàm dưới và niềng răng, răng cửa hàm trên nhô ra so với hàm dưới, cách khắc phục?
  •  6 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3374 lượt xem

Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?

Em vừa nhổ răng 1 ngày trước, nha sĩ gắng thun cho e, e ko biết có nên gỡ thun ra không tại nó khá khó khăn khi em đánh răng ạ
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  788 lượt xem

Hỏi về việc có nên tháo thun sau khi nhổ răng hay không

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11997 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 7466 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 7152 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 5 năm trước
 6712 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5739 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 5274 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây