5 điều cần biết trước khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign
Tuy nhiên, nếu đã quyết định nắn chỉnh răng bằng niềng Invisalign thì bạn sẽ cần nghiêm túc cân nhắc 5 điều cần lưu ý dưới đây trước khi đến gặp bác sĩ chỉnh nha.
1. Tuân thủ chặt chẽ việc đeo niềng mỗi ngày
Để có kết quả tốt nhất, bạn cần giữ nguyên khay niềng trên răng trong 22 tiếng mỗi ngày và phải tháo ra khi ăn hoặc uống những loại đồ uống không phải nước lọc. Một khi ăn uống xong, bạn cần đánh răng và sau đó lắp khay niềng trở lại ngay. Giống như bất kỳ giải pháp nắn thẳng răng nào, Invisalign cũng là một khoản đầu tư lớn nên trước khi đưa ra quyết định thì bạn hãy cân nhắc kỹ xem có làm được điều này hay không. Nếu như thường hay quên hoặc không tuân thủ được thì nên nghĩ lại.
2. Tạm thời không thể đánh son và uống cà phê
Vì khay niềng Invisalign được làm bằng nhựa trong nên son môi có thể sẽ để lại vết trên đó và dần dần làm khay niềng chuyển màu. Điều tương tự cũng xảy ra khi uống trà, cà phê hay các loại đồ uống có cồn. Vì thế nên trong khi đang đeo niềng, bạn không được uống bất kỳ loại đồ uống có màu, có đường hoặc có tính axit nào mà chỉ được uống nước lọc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ thói quen uống trà hay cà phê mà vẫn có thể uống được bình thường, miễn là tháo niềng ra và nhớ súc miệng trước khi lắp niềng lại là được.
3. Không hút thuốc khi đang đeo niềng Invisalign
Hút thuốc không chỉ là một thói quen gây hại cho sức khỏe mà còn làm cho khay niềng bị xỉn màu. Một khi khay nhựa trong bị ngả vàng do khói thuốc thì sẽ không có cách nào làm sạch được. Vì thế, nếu như muốn hút thuốc thì bạn phải tháo khay niềng ra trước đã.
4. Có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng phải tháo niềng ra
Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi đeo niềng kim loại là phải hạn chế rất nhiều loại đồ ăn, các món dẻo hay cứng đều phải tránh tối đa vì chúng có thể làm hỏng mắc cài. Với niềng Invisalign thì bạn vẫn có thể thưởng thức tất cả các loại thực phẩm mà bạn hay ăn hàng ngày nhưng phải nhớ tháo khay niềng ra trước khi ăn. Việc này cũng làm cho bước vệ sinh răng sau đó trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng không cần phải lo lắng về việc thức ăn bị kẹt giữa dây cung kim loại và mắc cài. Tất nhiên, bạn vẫn sẽ cần phải chăm chỉ đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bị giắt trong răng hoặc dọc theo đường viền lợi trước khi bạn đeo khay niềng trở lại.
5. Đừng kỳ vọng có kết quả ngay lập tức
Mặc dù được nhiều nơi quảng cáo là có thể làm răng thẳng hơn chỉ sau một thời gian ngắn nhưng niềng Invisalign không thể cho kết quả ngay lập tức. Giống như niềng thông thường, hầu hết người trưởng thành sẽ cần đeo niềng Invisalign trong 12 đến 24 tháng, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề.
Nếu bạn đã từng niềng răng bằng niềng kim loại trước đây và răng mới chỉ hơi xô lệch lại một chút thì đây là trường hợp tương đối đơn giản và chỉ cần dùng niềng Invisalign trong thời gian ngắn. Ngược lại, nếu chưa bao giờ niềng răng mà răng quá thưa hoặc quá khấp khểnh thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn.
Bạn cần có kỳ vọng thực tế về thời gian niềng răng của mình. Nếu muốn có hàm răng thẳng hơn trước một sự kiện quan trọng nào đó ví dụ như đám cưới thì cần lên kế hoạch niềng trước đó ít nhất một năm. Mặc dù hàm răng có thể có sự thay đối khá rõ rệt sau một vài tháng nhưng để có kết quả tốt nhất thì cần đeo niềng đủ thời gian mà bác sĩ chỉnh nha đã chỉ định.
Đối với nhiều người, đặc biệt là người trưởng thành, sự linh hoạt do tháo lắp được chính là một ưu điểm lớn giúp quá trình niềng răng invisalign trở nên dễ dàng và thành công hơn.
Nắn chỉnh răng khi đã trưởng thành là một quyết định quan trọng, đòi hỏi phải xem xét thật cẩn thận.
Khi đã đưa ra quyết định chọn niềng Invisalign thì việc mong muốn bắt đầu ngay lập tức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trước hết bạn nên đọc kỹ bài viết dưới đây để nắm được 4 lỗi phổ biến mà người dùng niềng Invisalign thường hay mắc phải và rút kinh nghiệm cho mình.
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
Nếu bạn đang cân nhắc nắn chỉnh răng bằng niềng Invisalign hoặc một phương pháp khác thì độ dài của quá trình sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
- 4 trả lời
- 3255 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 1 trả lời
- 2605 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?
- 6 trả lời
- 12208 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 1 trả lời
- 2168 lượt xem
Tôi 31 tuổi và có một chiếc răng nanh bị mọc lệch lên trên và bị xoay. Tôi đã đi gặp bác sĩ và được khuyên là nhổ một chiếc răng tiền hàm ở hàm trên bên trái, sau đấy thì niềng răng nhưng tôi không muốn phải đeo niềng kim loại thì liệu có thể chọn niềng trong suốt Invisalign không?
- 1 trả lời
- 1237 lượt xem
Tôi định sẽ trồng răng Implant do bị mất một chiếc răng tiền hàm nhưng tôi còn bị khớp cắn sâu nên tôi cũng muốn niềng răng nữa. Vậy tôi nên niềng răng trước hay trồng răng Implant trước?