10 lý do vì sao nên chọn niềng răng trong suốt invisalign
Nếu bạn đang phân vân giữa các lựa chọn niềng răng khác nhau thì có thể cân nhắc chọn niềng Invisalign với 10 lý do dưới đây.
1. Kín đáo
Invisalign là một giải pháp nắn chỉnh răng hiện đại và hoàn toàn kín đáo. Không giống như niềng kim loại thông thường, niềng Invisalign chỉ gồm có các khay bằng nhựa trong suốt ôm khít lấy hàm răng để từ từ dịch chuyển răng theo đúng hướng. Ngoài bạn ra thì sẽ không có một ai nhận thấy sự hiện diện của khay niềng trên răng.
2. Chi phí hợp lý, chỉ tương đương với niềng thông thường
Chi phí vẫn luôn là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định của mỗi người. Rất nhiều người cho rằng niềng răng trong suốt có giá cao hơn nhiều so với niềng kim loại. Tuy nhiên thực tế là chi phí niềng răng bằng niềng Invisalign chỉ tương đương với niềng kim loại.
3. Tăng sự tự tin
Một hàm răng khấp khểnh chắc chắn sẽ khiến bạn thấy tự ti, luôn ngại giao tiếp, ngại cười nói, ngại chụp ảnh. Sự tự ti này về ngoại hình là điều dễ hiểu nhưng không có lý do gì bạn phải tiếp tục sống như vậy cả. Bạn có từng tự hỏi cuộc sống của mình sẽ có những thay đổi như thế nào nếu có hàm răng thẳng hơn? Bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ những sự tự ti này với niềng Invisalign. Khi lựa chọn niềng Invisalign, bạn không chỉ đầu tư cho một hàm răng thẳng đều mà còn đang đầu tư cho một diện mạo mới, tự tin hơn của chính mình.
Một hàm răng thẳng không chỉ trông hấp dẫn hơn mà còn có lợi cho sức khỏe răng miệng. Khi các răng mọc chen chúc, xiên xẹo, thức ăn rất dễ bị mắc kẹt trong các kẽ răng. Ngay khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên thì việc duy trì sức khỏe răng miệng tốt vẫn là một thách thức khi có hàm răng như vậy. Hậu quả tiếp theo sẽ là sâu răng, hôi miệng hoặc kích ứng lợi. Khi nắn thẳng răng bằng niềng Invisalign, bạn sẽ thấy là thức ăn ít bị giắt trong răng hơn, từ đó nguy cơ hôi miệng hoặc bệnh về lợi cũng được giảm đi đáng kể.
4. Có thể tự tháo niềng bất cứ lúc nào
Invisalign là hệ thống niềng răng gồm có các khay nhựa acrylic trong suốt mà người dùng có thể tháo ra dễ dàng bất cứ lúc nào. Không giống như niềng kim loại được gắn cố định trên răng, khay niềng Invisalign có thể được tháo ra trong khi ăn uống, đánh răng hoặc khi có dịp quan trọng. Tuy nhiên cũng chỉ có thể tháo niềng ra trong một khoảng thời gian giới hạn và phải đảm bảo đeo đủ 20 đến 22 tiếng mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha, bao gồm cả khi ngủ.
5. Duy trì vệ sinh răng miệng thuận tiện hơn
Một nhược điểm lớn của niềng răng truyền thống là gây cản trở cho việc vệ sinh răng mỗi ngày. Ngay cả đã tránh những loại thực phẩm dễ làm hỏng niềng thì thức ăn vẫn rất dễ bị mắc kẹt. Ngay cả khi dùng chỉ nha khoa chuyên dụng và đánh răng sau mỗi bữa ăn thì cũng không thể làm sạch hết được. Với niềng Invisalign thì việc này sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều. Trước khi ăn bạn chỉ cần tháo khay niềng ra và sau khi ăn xong thì đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc súc miệng để làm sạch rồi lắp lại như cũ mà không cần dùng đến phương pháp đặc biệt nào cả.
6. Vẫn có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm yêu thích
Chắc hẳn là bạn đã biết là trong quá trình niềng răng bằng niềng kim loại, việc ăn uống sẽ rất khó khăn, khổ sở với hàng loạt những món không được ăn, đấy là còn chưa kể đến cảm giác vướng víu, khó chịu bên trong miệng. Còn khi đã chọn Invisalign thì chẳng cần phải đắn đo suy nghĩ xem là món này có được ăn hay không vì có thể tháo niềng nên tất nhiên là có thể ăn được mọi thứ như bình thường.
7. Tiết kiệm thời gian
Với niềng răng thông thường, hầu hết bệnh nhân sẽ cần đến gặp bác sĩ chỉnh nha ít nhất một lần mỗi tháng để siết dây cung và thay chun buộc. Mặc dù các buổi hẹn này là cần thiết nhưng vẫn khiến nhiều người thấy phiền phức vì tốn thời gian. Trong khi đó, với niềng răng không mắc cài Invisalign thì mỗi lần đến bạn sẽ nhận được vài bộ khay niềng một lúc và chỉ cần gặp bác sĩ 4 - 6 tuần một lần để kiểm tra nên sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
8. Thoải mái
Từ trước đến nay, niềng kim loại truyền thống luôn bị nhiều người phàn nàn là gây khó chịu khi đeo do dây cung và mắc cài. Nếu chọn niềng Invisalign thì bạn sẽ hoàn toàn không gặp phải vấn đề này. Những khay niềng bằng nhựa trong rất thoải mái cho người đeo vì không có dây kim loại hoặc mắc cài gây tổn thương lợi. Mặc dù vẫn sẽ thấy hơi đau nhức khi chuyển sang khay niềng mới nhưng nói chung đây chỉ là một vấn đề nhỏ và sau một ngày là hết.
9. An toàn và hiệu quả cho người lớn ở mọi lứa tuổi, kể cả người trên 40
Với niềng Invisalign thì tuổi tác không còn là sự giới hạn nữa. Loại niềng này phù hợp cả cho người trẻ tuổi cũng như là những người trong độ tuổi 40, 50 và thậm chí 60. Nhiều người đã từng niềng răng bằng niềng kim loại khi còn trẻ nhưng dần dần răng lại tiếp tục xô lệch qua nhiều năm và lúc này niềng trong suốt là một lựa chọn vô cùng hợp lý.
10. Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài
Răng chen chúc, khấp khểnh do cung hàm nhỏ sẽ gây khó khăn cho việc làm sạch. Thức ăn dễ mắc kẹt trong các ngóc ngách khó tiếp cận, làm tăng nguy cơ hình thành cao răng và bệnh về lợi, đó là còn chưa nói đến tình trạng hôi miệng. Sau khi nắn thẳng răng bằng niềng Invisalign, bạn sẽ thấy là dễ luồn chỉ nha khoa vào kẽ răng và dễ đánh răng hơn, nhờ đó giảm được nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng nghiêm trọng mà có thể dẫn đến mất răng khi về già.
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
Đối với nhiều người, đặc biệt là người trưởng thành, sự linh hoạt do tháo lắp được chính là một ưu điểm lớn giúp quá trình niềng răng invisalign trở nên dễ dàng và thành công hơn.
Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.
Khi đã đưa ra quyết định chọn niềng Invisalign thì việc mong muốn bắt đầu ngay lập tức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trước hết bạn nên đọc kỹ bài viết dưới đây để nắm được 4 lỗi phổ biến mà người dùng niềng Invisalign thường hay mắc phải và rút kinh nghiệm cho mình.
Nếu bạn đang cân nhắc nắn chỉnh răng bằng niềng Invisalign hoặc một phương pháp khác thì độ dài của quá trình sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
- 1 trả lời
- 2596 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?
- 4 trả lời
- 3242 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 1 trả lời
- 2157 lượt xem
Tôi 31 tuổi và có một chiếc răng nanh bị mọc lệch lên trên và bị xoay. Tôi đã đi gặp bác sĩ và được khuyên là nhổ một chiếc răng tiền hàm ở hàm trên bên trái, sau đấy thì niềng răng nhưng tôi không muốn phải đeo niềng kim loại thì liệu có thể chọn niềng trong suốt Invisalign không?
- 5 trả lời
- 2379 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 6 trả lời
- 12199 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?