Sau khi nhổ răng cửa ở hàm dưới và niềng răng, răng cửa hàm trên nhô ra so với hàm dưới, cách khắc phục?
Việc nhổ đi một răng cửa đơn lẻ ở hàm dưới thường sẽ đem lại hiệu quả cao nhất nếu kích thước (độ rộng) của các răng cửa ở hàm trên nhỏ hơn so với răng cửa ở hàm dưới hoặc khi có vấn đề khớp cắn ngược (hàm dưới nhô ra so với hàm trên). Nếu như không có hai vấn đề trên thì khớp cắn sâu sẽ là hậu quả tất yếu sau khi nhổ răng cửa hàm dưới. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể đeo dây thun (Elastic) để kéo hàm trên lùi vào trong và giảm độ rộng của răng cửa hàm trên bằng phương pháp mài kẽ răng (IPR). Và để hoàn thiện, bạn sẽ cần niềng răng lại một lần nữa.
Để các răng hàm trên và hàm dưới khớp với nhau một cách hợp lý thì số lượng, kích thước của các răng ở hàm trên cần trùng khớp với số lượng và kích thước của các răng hàm dưới.
Nếu kích thước của các răng ở hàm trên nhỏ hơn so với các răng ở hàm dưới thì giữa các răng hàm trên sẽ có khoảng cách, hàm dưới nhô ra so với hàm trên và răng hàm dưới mọc khấp khểnh.
Ngược lại, nếu răng ở hàm dưới nhỏ hơn hoặc ít hơn thì gặp vấn đề khớp cắn sâu, khoảng cách thưa giữa các răng hàm dưới và răng mọc chen chúc sẽ xảy ra ở hàm trên.
Vấn đề khớp cắn sâu do mất răng cửa hàm dưới có thể được khắc phục bằng cách làm cho răng ở hàm trên nhỏ hơn (tạo hình lại cho răng), làm cho răng hàm dưới to hơn (dán sứ veneer hoặc bọc răng sứ) hoặc bằng cách bổ sung răng vào vị trí bị thiếu (cầu răng hoặc trồng răng implant).
Trong trường hợp này, các răng ở hàm dưới có thể cần dịch chuyển ra ngoài để giảm tình trạng khớp cắn sâu nhưng nếu làm vậy thì giữa các răng sẽ bắt đầu xuất hiện khe hở. Tuy nhiên, những khe hở này có thể được che đi bằng các phương pháp phục hình như dán sứ Veneer hay dán răng Bonding.
Cách thứ hai là tiến hành phương pháp mài kẽ răng (IPR) để loại bỏ đi một phần nhỏ men răng, làm giảm kích thước răng ở hàm trên, sau đó dịch chuyển các răng lại với nhau để khớp với các răng hàm dưới, làm giảm mức độ khớp cắn sâu.
Trên đây chỉ là hai trong số các phương án khắc phục và trước khi đưa ra quyết định, bác sĩ nha khoa sẽ còn cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau như độ lệch của các răng hàm trên, tình thẩm mỹ của khuôn mặt,…
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 4 trả lời
- 3203 lượt xem
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 5 trả lời
- 2357 lượt xem
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 3 trả lời
- 2428 lượt xem
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 6 trả lời
- 12157 lượt xem
Có thể khắc phục được tình trạng răng chen chúc xô lệch mà không cần nhổ răng không?
Tôi 23 tuổi và đang cân nhắc đến việc niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh. Tôi đã đến gặp hai bác sĩ nha khoa thẩm mỹ và họ đều nói là cần phải nhổ răng nhưng tôi lại không muốn vậy. Hàm dưới của tôi gần như hoàn hảo nhưng tôi có tật nghiến răng vào ban đêm. Vậy tôi muốn hỏi là có thật sự cần phải nhổ răng hay không?
- 7 trả lời
- 2400 lượt xem
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.
Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể gặp vấn đề về răng sau này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước bằng cách can thiệp sớm.
Theo Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ American Association of Orthodontists thì bố mẹ nên bắt đầu đưa con mình đến bác sĩ chỉnh nha khi con đã đủ 7 tuổi.
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.