Răng khấp khểnh và lệch khớp cắn
Một số người có khuôn miệng quá nhỏ khiến cho răng chèn ép nhau và trở nên khấp khểnh. Trong những trường hợp khác, hàm trên và hàm dưới có thể không cùng kích cỡ hoặc bị dị tật, dẫn đến tình trạng hàm trên hoặc hàm dưới nhô ra ngoài.
Đa phần thì hiện tượng răng mọc lệch hay hàm phát triển không cân nhau đều là do di truyền, cũng giống như màu mắt hay kích cỡ bàn tay, bàn chân. Các nguyên nhân khác gây sai khớp cắn có thể kể đến như: răng sữa hoặc răng vĩnh viễn bị rụng quá sớm, các vật liệu chỉnh sửa không vừa với răng (ví dụ như trám răng hay mão răng), viêm lợi (bệnh về lợi), răng và lợi phải chịu áp lực, sai khớp cắn do chấn thương, khối u ở miệng hay hàm, hoặc do các nguyên nhân phổ biến khác từ khi còn nhỏ như tật mút tay, đẩy lưỡi, dùng ti giả quá 3 tuổi hay bú bình quá lâu.
Răng mọc lệch và sau khớp cắn có thể gây ra những vấn đề nào?
Răng mọc lệch và sau khớp cắn có thể gây ra những vấn đề như:
- Cản trở việc nhai
- Gây khó khăn cho việc vệ sinh răng, làm tăng nguy cơ sâu răng, thủng răng và viêm lợi.
- Làm biến dạng răng, lợi và cơ, dẫn đến nguy cơ vỡ răng
- Khiến cho mọi người cảm thấy mất tự tin
Làm sao để biết răng có mọc lệch và sai khớp hàm hay không?
Khi bạn đi khám nha khoa, bác sĩ sẽ xác định xem vấn đề của bạn có cần phải điều trị hay không. Bác sĩ sẽ xem xét những dấu hiệu sau:
- Răng không thẳng hàng
- Khuôn mặt có vẻ bất thường
- Khó khăn khi nhai, cắn
- Các vấn đề khi nói chuyện, ví dụ như nói ngọng
Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chỉnh nha (nha khoa thẩm mỹ) – người có chuyên môn trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị vấn đề răng mọc lệch và sai khớp cắn.
Bác sĩ chỉnh nha sẽ kiểm tra như thế nào?
Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành chụp X-quang, chụp ảnh khuôn mặt bạn và lấy khuôn răng để xác định xem bạn sẽ cần phương pháp điều trị như thế nào. Ảnh chụp X-quang sẽ cho thấy vị trí của răng và giúp xác định xem có răng nào chưa mọc hay không. Phương pháp chụp x-quang sọ nghiêng (cephalometricsX-ray) hoặc x-quang toàn cảnh (panoramic X-ray) sẽ cho thấy sự liên kết giữa răng và hàm, hàm và hộp sọ. Bác sĩ chỉnh nha có thể sẽ chụp ảnh khuôn mặt bạn để kiểm tra thêm về sự liên quan giữa răng, hàm bag sọ.Cuối cùng, bạn sẽ được lấy khuôn răng. Ở bước này được, bạn sẽ cắn xuống một vật liệu mềm, sau đó vật liệu này được dùng để tạo ra một bản sao chính xác của hàm răng.
Cách điều trị răng mọc lệch và sai khớp cắn
Một khi chẩn đoán đã được đưa ra thì bác sĩ chỉnh nha sẽ quyết định phương pháp phù hợp nhất cho bạn. Đối với một số người thì chỉ cần đến một miếng niềng răng có thể tháo lắp để cố định vị trí mới cho các răng. Đôi khi, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ một hoặc một vài chiếc răng nếu như nguyên nhân là do quá nhiều răng. Đa số mọi người đều sẽ cần đến niềng răng cố định để khắc phục vấn đề. Trong một số ít trường hợp, ví dụ như hàm trên hoặc hàm dưới bị nhô ra thì có thể sẽ cần phải phẫu thuật.
Nhiều người không biết rằng hàm răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của một người mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe nữa.
Ước tính có khoảng 70% trẻ em bị khớp cắn sâu. Hiện nay, việc chỉnh sửa khớp cắn sâu là lý do phổ biến thứ 2 mà mọi người chọn để niềng răng.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể gặp vấn đề về răng sau này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước bằng cách can thiệp sớm.
Theo Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ American Association of Orthodontists thì bố mẹ nên bắt đầu đưa con mình đến bác sĩ chỉnh nha khi con đã đủ 7 tuổi.
- 5 trả lời
- 2383 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 1 trả lời
- 1583 lượt xem
Hàm răng của tôi trông rất là kinh khủng nên luôn ngại cười. Như này là tôi bị khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo? Có thể khắc phục được mà không cần phẫu thuật hàm không?
- 1 trả lời
- 1617 lượt xem
Tôi 29 tuổi, răng hiện tại như này, có thể bọc sứ được k ạ? hoặc có nên niềng (tôi sợ đau và thời gian lâu), bọc sứ thì lo mài răng bé quá, xin tư vấn của các bác sĩ
- 1 trả lời
- 1793 lượt xem
Răng e hồi bé bị ngã xe, mẻ đúng 2 cái răng cửa, kèm theo 2 răng cửa nó khấp khểnh theo, e phân vân niềng từ năm ngoái đến giờ, mà vẫn chưa có động lực. Hôm qua đi khám ở phòng khám khác, bác sỹ lại tư vấn là răng e bị mẻ như vậy rồi, thì kiểu gì cũng bị hỏng tuỷ, nên đi bọc sứ 2 răng cửa, không cần phải niềng. 1 bác sĩ lại tư vấn e nên niềng, niềng xong thì dán sứ veneer, mà e sợ niềng.
- 1 trả lời
- 2600 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?