Răng khấp khểnh: không chỉ là vấn đề thẩm mỹ
Việc tiến hành niềng răng để nắn thẳng những răng mọc xô lệch, khấp khểnh thường được coi là một biện pháp chủ yếu nhằm mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng hàm răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của một người mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe nữa.
Răng khấp khểnh và sức khỏe răng miệng
Khoang miệng là nơi cư trú của hàng triệu vi khuẩn, một số trong đó là những vi khuẩn có lợi nhưng cũng có nhiều loại là thủ phạm chính gây sâu răng và bệnh về lợi - nguyên nhân hàng đầu gây rụng răng ở người trưởng thành. Những vi khuẩn này trú ngụ trong mảng bám và cao răng, hình thành dọc theo đường viền lợi, kẽ răng, trong các vùng khó làm sạch khác hoặc trong các khe nứt nhỏ và đường rãnh trên bề mặt răng.
Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên là điều vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống sâu răng và bệnh về lợi, giúp đánh bật và loại bỏ vi khuẩn cũng như mảng bám và các thức ăn để giữ cho răng và lợi khỏe mạnh. Khi răng thẳng hàng, việc làm sạch sẽ rất đơn giản. Miễn là bạn biết các kỹ thuật thực hiện đúng cách, việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên kết hợp với vệ sinh răng chuyên nghiệp 2 năm một lần sẽ giúp bạn duy trì được một hàm răng chắc khỏe, nụ cười đẹp và hơi thở thơm tho về lâu dài.
Mặc khác, khi răng mọc khấp khểnh hoặc bị lệch thì việc làm sạch giữa kẽ răng và xung quanh răng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Các vết nứt và kẽ hở sẽ xuất hiện nhiều hơn khi răng không được thẳng hàng hoặc khi chúng mọc chen chúc trên một cung hàm quá nhỏ, và đây sẽ là những nơi để vi khuẩn cư trú, mảng bám và các mẩu thức ăn tích tụ.
Một khi vi khuẩn dọc theo đường viền lợi tìm được môi trường lý tưởng thì chúng sẽ bắt đầu nhân lên, đây là một quá trình dẫn đến sự sản sinh một chất gây hại cho lợi và răng. Khi chất này được tiết ra, nó làm cho lợi tách ra khỏi bề mặt răng, khiến bề mặt răng bị lộ ra nhiều hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng. Khi lợi tách khỏi bề mặt răng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào sâu hơn bên trong mô, cuối cùng đến chân răng, khiến răng bị lung lay và cuối cùng rụng ra.
Răng khấp khểnh và rối loạn khớp cắn
Tăng nguy cơ sâu răng, bệnh về lợi và mất răng chỉ là một phần của các vấn đề liên quan đến hàm răng khấp khểnh, chen chúc và xiêu vẹo. Răng không được mọc đúng chỗ còn có thể gây ra vấn đề với việc cắn và nhai hàng ngày, dẫn đến lực nhai cắn không đều, gây căng cho khớp hàm. Đây là nguyên nhân chính gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Những người bị rối loạn khớp thái dương hàm thường bị đau, mỏi quai hàm và đau đầu dai dẳng, ngoài ra còn có thể gặp phải tình trạng răng bị mài mòn không đều và lại làm tăng nguy cơ sâu răng. Niềng răng có thể nắn chỉnh lại hàm răng mọc chen chúc và giúp cân bằng lại khớp cắn, từ đó có thể làm giảm những cơn đau.
Răng khấp khểnh và tình trạng sức khỏe tổng thể
Còn một lý do nữa để cân nhắc về việc niềng răng (có thể bằng niềng kim loại hoặc niềng không mắc cài Invisalign) đó là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn gây sâu răng và bệnh về lợi cũng góp phần gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tim. Điều đó có nghĩa là giảm nguy cơ sâu răng và bệnh về lợi sẽ có ích lợi rất lớn trong việc đảm bảo một sức khỏe tốt.
Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Dù trẻ hay già, nam hay nữ nhưng một khi đã nghĩ đến việc niềng răng thì chắc chắn đều có một thắc mắc là “Niềng răng có đau không?”.
Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?
- 1 trả lời
- 1776 lượt xem
Răng e hồi bé bị ngã xe, mẻ đúng 2 cái răng cửa, kèm theo 2 răng cửa nó khấp khểnh theo, e phân vân niềng từ năm ngoái đến giờ, mà vẫn chưa có động lực. Hôm qua đi khám ở phòng khám khác, bác sỹ lại tư vấn là răng e bị mẻ như vậy rồi, thì kiểu gì cũng bị hỏng tuỷ, nên đi bọc sứ 2 răng cửa, không cần phải niềng. 1 bác sĩ lại tư vấn e nên niềng, niềng xong thì dán sứ veneer, mà e sợ niềng.
- 1 trả lời
- 1566 lượt xem
Hàm răng của tôi trông rất là kinh khủng nên luôn ngại cười. Như này là tôi bị khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo? Có thể khắc phục được mà không cần phẫu thuật hàm không?
- 5 trả lời
- 2367 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 1 trả lời
- 1598 lượt xem
Tôi 29 tuổi, răng hiện tại như này, có thể bọc sứ được k ạ? hoặc có nên niềng (tôi sợ đau và thời gian lâu), bọc sứ thì lo mài răng bé quá, xin tư vấn của các bác sĩ
- 1 trả lời
- 2581 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?