1

Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm (temporomandibular joints - TMJ) là khớp động duy nhất của sọ, liên kết xương hàm dưới với xương thái dương. Ở phía dưới mỗi bên tai sẽ có một khớp thái dương hàm, chúng kiểm soát toàn bộ chuyển động của hàm và hoạt động như một cái bản lề mỗi khi chúng ta nói chuyện, nhai, ngáp, nuốt.

Rối loạn khớp thái dương hàm (loạn năng khớp thái dương hàm - TMD) là một tình trạng phổ biến (khoảng 30% dân số) với các cơn đau và khó chịu quanh khớp thái dương hàm và các cơ liên quan.

Triệu chứng thường gặp

  • Đau tai, đau mặt, đau hàm và cổ trong khi nhai hoặc nói chuyện
  • Đau nhức đầu
  • Khít hàm hoặc hạn chế há miệng
  • Tiếng lục cục hoặc lạo xạo khi há miệng

Theo nghiên cứu cho thấy, chứng rối loạn khớp thái dương hàm thường gặp nhiều ở phụ nữ độ tuổi 15-45 tuổi (chiếm 75% -90% trong tổng số các trường hợp).

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây loạn năng khớp thái dương hàm khác nhau ở mỗi người và thường khó xác định đầy đủ. Các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm:      viêm khớp thái dương hàm

  • Tổn thương hàm
  • Nghiến răng
  • Yếu tố di truyền
  • Viêm khớp hàm
  • Căng thẳng: thường gây cắn chặt cơ hàm và nghiến răng.

Rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể xảy ra khi có vấn đề về cấu trúc như đĩa đệm bị mòn hoặc lệch ra khỏi vị trí, các khớp sụn bị tổn thương do viêm khớp hoặc các tác động trực tiếp khác như va đập, đánh vào hàm.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng rối loạn khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp thái dương hàm và tình trạng đau, sưng, tiếng lạo xạo hay lục cục. Bệnh nhân có thể được chụp X-quang toàn mặt để kiểm tra cấu trúc răng và xương hàm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra đĩa đệm của khớp thái dương và các mô xung quanh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ nội soi khớp bằng cách luồn một ống thông nhỏ có gắn camera vào trong khớp.

Điều trị

Trong một vài trường hợp may mắn, hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài, dai dẳng gây khó chịu cho bạn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một số loại thuốc như thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, có thể giúp giảm đau khi dùng liều thấp.

Ngoài ra còn một số biện pháp điều trị không dùng thuốc như:

Máng nhai

Máng nhai giúp làm thư giãn cơ, định hướng cơ đến vị trí thoải mái hơn. Đeo máng nhai thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa thói quen nghiến răng, hạn chế sự mài mòn răng và giúp hàm hoạt động trơn tru hơn, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.

Vật lý trị liệu hoặc mát-xa

Giúp giảm căng cơ vùng đầu – mặt – cổ, giúp kích thích cơ hoạt động đúng cách.

Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Giúp giảm sưng, giảm đau. Bạn có thể xen kẽ chườm ấm và chườm lạnh xem sự kết hợp có hiệu quả hơn không nhé.

Luyện tập hàm

Vật lý trị liệu kết hợp với luyện tập hàm tại nhà giúp giảm căng thẳng cơ hàm, thường được khuyến cáo như một phương pháp điều trị không dùng thuốc để giảm đau trong loạn năng khớp thái dương hàm. Luyện tập hàm giúp cơ khỏe mạnh, dẻo dai và thư giãn, giúp khớp chuyển động linh hoạt, thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm tiếng lục cục khi há miệng.

Luyện tập hàm thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả tốt cho bạn. Bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn về các bài tập và chọn bài tập phù hợp nhất cho riêng bạn.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị xâm lấn như :

  • Rút dịch khớp thái dương-hàm: sử dụng một cây kim nhỏ và rút bỏ lượng dịch viêm ở khớp.
  • Tiêm trực tiếp corticosteroid vào khớp để giảm viêm khớp.
  • Tiêm Botox giúp thư giãn cơ hàm và giảm các cơ đau liên quan
  • Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS) : sử dụng dòng điện thấp để thả lỏng khớp hàm và các cơ vùng mặt.
  • Sử dụng sóng siêu âm truyền vào cơ, khớp, cải thiện tính linh hoạt của hàm. Cách này khiến cơ được thư giãn và tăng lưu thông khí huyết từ đó giảm đau.
  • Liệu pháp sóng vô tuyến: kích thích lưu lượng máu đến khớp hàm, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành thương.

Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ cần phải can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật là lựa chọn sau cùng khi mà các biện pháp xâm lấn tối thiểu trên không đạt hiệu quả. Nó bao gồm chỉnh sửa lồi cầu hoặc phẫu thuật xương hàm.

Phẫu thuật thay khớp là lựa chọn điều trị cuối cùng. Quy trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tất cả các lựa chọn điều trị được đề cập phía trên, do đó phương pháp này luôn dành riêng cho các trường hợp khớp thái dương hàm không thể cải thiện được bằng cách phương pháp bảo tồn khớp.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Niềng răng và nong hàm có gây rối loạn khớp thái dương hàm không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3685 lượt xem

Tôi thấy nhiều người từng niềng răng và dùng khí cụ nong hàm nói rằng giờ họ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Liệu có đúng là như thế không?

Nhổ răng tiền hàm có gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) không?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  2031 lượt xem

Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?

Niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1797 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?

Tin liên quan
Rối loạn khớp thái dương hàm và vai trò của máng nhai
Rối loạn khớp thái dương hàm và vai trò của máng nhai

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, các cơn đau sẽ liên tục làm phiền, khiến bạn phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Cách giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm

Việc phải sống với tình trạng đau nhức do rối loạn khớp thái dương hàm là một điều vô cùng khó chịu.

Cách điều trị khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật
Cách điều trị khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật

Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục khớp cắn ngược là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng suốt một thời gian dài do sợ phẫu thuật.

Những điều bạn cần biết về khớp cắn ngược và cách điều trị
Những điều bạn cần biết về khớp cắn ngược và cách điều trị

Khớp cắn ngược là một tình trạng nha khoa ít phổ biến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1797 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?

Nhổ răng tiền hàm có gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) không?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  2031 lượt xem

Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?

Niềng răng và nong hàm có gây rối loạn khớp thái dương hàm không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3685 lượt xem

Tôi thấy nhiều người từng niềng răng và dùng khí cụ nong hàm nói rằng giờ họ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Liệu có đúng là như thế không?

Niềng răng có bị hóp thái dương không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3304 lượt xem

Em mới niềng thôi, hiện mới gắn mắc cài ạ. Không phải nhổ răng nào. Nhưng sao em thấy đau ghê í. Trước khi niềng bác sĩ có cạo vôi nữa. Gắn xong thì có một răng của e hơi lung lay. Điều thứ 2 là có ai niềng mà bị hóp thái dương k ạ? Tuỳ trường hợp hay sao ạ?

Đây có phải là khớp cắn sâu không và làm thế nào để điều trị?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1096 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị khớp cắn sâu không và làm thế nào để điều trị ạ?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11991 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 7462 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 7145 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 5 năm trước
 6706 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5736 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 5265 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây