1

Những điều bạn cần biết về khớp cắn ngược và cách điều trị

Khớp cắn ngược là một tình trạng nha khoa ít phổ biến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.
khớp cắn ngược Những điều bạn cần biết về khớp cắn ngược và cách điều trị

Tổng quan

Khớp cắn ngược là tình trạng sai lệch khớp cắn mà hàm dưới đưa ra ngoài so với hàm trên. Tên gọi khác là Khớp cắn hạng III.

Khớp cắn ngược tạo sự bất cân đối giữa miệng và tổng thể khuôn mặt. Một vài trường hợp khớp cắn ngược sai lệch nghiêm trọng do hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước và cách xa so với hàm trên (Dân gian hay gọi là mặt lưỡi cày). Còn lại đa số sẽ ở mức độ nhẹ hoặc gần như không đáng chú ý.

Khớp cắn ngược không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ. Trong khi những người bị nhẹ có thể “sống chung với lũ” thì những trường hợp nghiêm trọng hơn có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng, như:

  • khó khăn khi nhai và cắn đồ ăn
  • ảnh hưởng tới việc nói năng
  • đau miệng và đau mặt do lệch hàm

Nguyên nhân gây khớp cắn ngược

Có một vài yếu tố ảnh hưởng tới sự sắp xếp răng. Thông thường, nhóm răng trước (răng cửa chính, răng cửa bên và răng nanh) của hàm trên tiếp xúc và trùm lên nhóm răng trước hàm dưới 1 phần nhỏ (dưới 4mm). Các răng hàm của hàm trên và hàm dưới có sự lồng múi tốt, gặp nhau ở mặt phẳng nhai. Răng mọc và sắp xếp đúng cách giúp tránh cắn phải má, môi hoặc lưỡi khi ăn.

Dưới đây là một số yếu tố khiến hình thành khớp cắn ngược:

Thói quen thời thơ ấu

  • Các thói quen của trẻ em khi còn nhỏ có thể làm răng nguy cơ hình thành khớp cắn ngược hoặc sự sai lệch khớp cắn khác. Những yếu tố góp phần hình thành khớp cắn ngược bao gồm:
  • Ngậm mút ngón tay
  • Tật đẩy lưỡi
  • Ngậm ti giả ở trẻ trên 3 tuổi
  • Bú bình trong thời gian dài (qua 7 tuổi)

Di truyền

Nguyên nhân phổ biến nhất, khớp cắn ngược là do di truyền. Bạn sẽ có khả năng cao bị khớp cắn ngược nếu có ít nhất 1 người trong gia đình bạn gặp phải vấn đề này. Gen di truyền cũng quyết định cấu trúc hàm, hình dạng và kích thước răng.

Một số người có răng mọc chen chúc, hình dạng răng bất thường, răng không khớp với nhau hoặc bị sứt môi, hở hàm ếch khi sinh. Tất cả những tình trạng trên đôi khi có thể dẫn đến sai khớp cắn.

Chấn thương

Chấn thương nghiêm trọng vùng mặt có thể khiến xương hàm bị tổn thương vĩnh viễn. Thông thường, có thể sửa chữa xương hàm bị hỏng, nhưng sau khi phẫu thuật chỉnh sửa, 2 hàm không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau. Điều này có thể gây ra khớp cắn ngược.

Khối u

Khối u trên xương hàm hoặc trong miệng khiến hàm bị đưa ra ngoài, gây nên khớp cắn ngược.

Điều trị khớp cắn ngược

Đa số mọi người được sinh ra với hàm răng không được thẳng đều tăm tắp. Nếu như răng bị khấp khểnh nhẹ thường không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều lợi ích to lớn khi khớp cắn ngược được khắc phục, đặc biệt nếu tình trạng nghiêm trọng.

Vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn. Nguy cơ sâu răng và các bệnh về lợi sẽ giảm đi. Lực ép lên răng, hàm được giảm bớt và cơ mặt được thư giãn hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ hỏng răng và các triệu chứng đau đớn của chứng rối loạn khớp thái dương hàm, thường gặp ở những người bị khớp cắn ngược. Một số phương pháp phổ biến điều trị khớp cắn ngược bao gồm:

Điều trị tại nhà

Thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa tại nhà kết hợp đi khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng miệng là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng. Những người bị khớp cắn ngược hoặc các vấn đề nha khoa khác cần phải có một chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt để ngăn ngừa tổn thương và sâu răng.

đánh răng kem đánh răng
Đánh răng thường xuyên với kem đánh răng có chứa Flour giúp răng miệng khỏe mạnh

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút với kem đánh răng có chứa Flour. Chú ý chải răng theo chiều dọc của răng và chải tất cả các mặt của răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Sau khi đánh răng nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám hoặc thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. Khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để kiểm tra và làm sạch răng miệng.

Điều trị y tế

Điều trị y tế là cách duy nhất để thực sự chỉnh sửa khớp cắn ngược và nắn chỉnh răng đúng cách. Ít nhất, việc điều trị y tế có thể cải thiện được vẻ ngoài của khớp cắn ngược.

Đối với trường hợp ít nghiêm trọng, nha sĩ có thể sử dụng niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt (Invisalign) hoặc các khí cụ chỉnh nha khác để dịch chuyển răng về đúng vị trí của chúng. Nếu răng hàm dưới quá chen chúc, bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ một số răng để lấy khoảng trống. Mài kẽ răng cũng là một trong những biện pháp tạo khoảng trống cần thiết khi niềng răng. Tùy vào trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ chỉnh nha sẽ áp dụng từng kỹ thuật cho phù hợp.

niềng răng điều trị khớp cắn ngược
Niềng răng điều trị khớp cắn ngược

Đối với trường hợp khớp cắn ngược mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất phương án phẫu thuật hàm để chỉnh sửa.

pthuat hàm trước sau
Phẫu thuật hàm điều trị khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược ở trẻ tập đi và trẻ em

Khớp cắn ngược càng được điều trị sớm thì càng tốt. Nếu một đứa trẻ có khớp cắn ngược mức độ nhẹ, cha mẹ nên đợi tới khi trẻ ít nhất 7 tuổi rồi tìm cách điều trị như niềng răng. Đây là thời điểm mà răng vĩnh viễn bắt đầu mọc.

Trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược nghiêm trọng, đặc biệt nếu như vấn đề gây ra bởi dị tật bẩm sinh như sứt môi, phẫu thuật sớm có thể giúp ích. Nói chuyện với nha sĩ và bác sĩ để xem quá trình điều trị mà họ đề nghị. Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro và chỉ nên được áp dụng ở những trẻ em bị ảnh hưởng tới chất lượng sống hoặc khả năng ăn uống, hít thở hoặc nói năng.

Phẫu thuật điều trị khớp cắn ngược

Một số loại phẫu thuật phổ biến để chỉnh sửa khớp cắn ngược bao gồm định hình lại để kéo dài hàm trên hoặc rút ngắn hàm dưới. Trong một số trường hợp, việc sử dụng dây cung, lợi giả hoặc ốc vít có thể duy trì hình dạng phù hợp của xương hàm. Phẫu thuật đi kèm với một số rủi ro, bao gồm những rủi ro liên quan đến gây mê toàn thân, nhiễm trùng, chảy máu và sẹo.

Các bài viết liên quan

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Cách điều trị khớp cắn ngược?
Cách điều trị khớp cắn ngược?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  980 lượt xem

Em bị khớp cắn ngược từ nhỏ. Hồi 8 tuổi em có dùng headgear nhưng được một thời gian thì bị hỏng mà em cũng không thay mới nên vẫn chưa điều trị được. Giờ em phải làm thế nào?

Tin liên quan
Cách điều trị khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật
Cách điều trị khớp cắn ngược mà không cần phẫu thuật

Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục khớp cắn ngược là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng suốt một thời gian dài do sợ phẫu thuật.

5 điều cần biết trước khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign
5 điều cần biết trước khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign

Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.

Những điều cần lưu ý dành cho người mới niềng răng
Những điều cần lưu ý dành cho người mới niềng răng

Khi mới đeo niềng, bạn sẽ thấy việc ăn uống trở nên khó khăn hơn nhiều, thậm chí một số món mà trước đây bạn vẫn hay ăn giờ đã trở nên không an toàn cho niềng răng.

Các nguyên nhân gây đau hàm và cách điều trị
Các nguyên nhân gây đau hàm và cách điều trị

Các cơn đau hàm thường gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như ăn uống và nói chuyện. Những cơn đau này thường là do khớp thái dương hàm hoặc các cơ và gân bao xung quanh gây nên.

Những điều cần lưu ý khi dùng hàm duy trì
Những điều cần lưu ý khi dùng hàm duy trì

Đối với nhiều người, hoàn thành quá trình niềng răng là một thành công lớn. Lúc này, bạn sẽ có thể tận hưởng một hàm răng mới, đều hơn, đẹp hơn và tất nhiên là cũng sẽ tự tin hơn. Tuy nhiên, cuộc hành trình chưa dừng lại tại đây mà sau khi tháo niềng, bạn sẽ phải chuyển sang giai đoạn cuối là dùng hàm duy trì.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách điều trị khớp cắn ngược?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  980 lượt xem

Em bị khớp cắn ngược từ nhỏ. Hồi 8 tuổi em có dùng headgear nhưng được một thời gian thì bị hỏng mà em cũng không thay mới nên vẫn chưa điều trị được. Giờ em phải làm thế nào?

Làm sao để biết có bị khớp cắn sâu hay không và cách điều trị?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1037 lượt xem

Làm sao để tôi biết mình có bị khớp cắn sâu hay không và nếu bị thì có cách nào để điều trị?

Cách điều trị khớp cắn chéo
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  848 lượt xem

Tình trạng khớp cắn chéo của tôi có nghiêm trọng không và làm thế nào để điều trị?

Đây có phải là khớp cắn sâu không và làm thế nào để điều trị?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  961 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị khớp cắn sâu không và làm thế nào để điều trị ạ?

Niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1645 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11147 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 3 năm trước
 6892 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6229 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 5988 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 3 năm trước
 5191 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4495 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây