Những điều cần lưu ý dành cho người mới niềng răng
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những loại thực phẩm có thể ăn, những loại thực phẩm nên tránh kèm theo cách để giữ cho niềng và răng luôn sạch sẽ trong thời gian này.
Những thực phẩm có thể ăn khi niềng răng
Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải bỏ hết các loại thực phẩm mà mình yêu thích trong khi niềng răng miễn là chúng không gây hại cho niềng nhưng có thể sẽ cần phải thay đổi lại một chút cách mà bạn vẫn ăn thường ngày, ví dụ như cắt ra thành miếng nhỏ chứ không được cắn trực tiếp. Và rất tiếc, bên cạnh đó vẫn sẽ có một vài loại đồ ăn mà bạn sẽ cần phải tránh hoàn toàn để tránh thức ăn bị mắc vào dây cung, chun buộc hoặc thậm chí làm gãy dây hoặc mắc cài. Dưới đây là danh sách những loại đồ ăn bạn nên tránh ăn uống khi niềng răng:
- Các loại đồ quá dẻo/dính như kẹo dẻo, kẹo cao su, bánh nếp,… vì những loại đồ ăn này có thể dễ dàng mắc kẹt lại giữa các mắc cài, dây cung và sau đó rất khó loại bỏ.
- Các loại thực phẩm cứng như nước đá, bắp rang bơ, ngô, các loại quả cứng (táo, lê, ổi,…nếu ăn thì cần cắt miếng nhỏ trước), các loại hạt… vì chúng có thể làm gãy niềng hoặc bong mắc cài.
- Đồ ăn và đồ uống có đường: trong thời gian niềng răng, bạn nên hạn chế đồ ngọt. Mặc dù giảm lượng đường tiêu thụ là điều luôn được khuyến khích bất kể lúc nào nhưng khi đang niềng răng thì bạn càng cần phải chú ý hơn nữa vì không thể đánh răng dễ dàng như trước đây. Đồ ăn/đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Nếu có ăn/uống loại đồ này thì sau đó phải luôn nhớ súc miệng lại bằng nước.
Các loại đồ uống bù điện giải khi chơi thể thao hay thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cũng đều có chứa đường và axit làm tăng nguy cơ sâu răng nên cũng chỉ nên tiêu thụ ở mức độ giới hạn. Tốt hơn hết bạn chỉ nên uống nước lọc.
Cần làm gì khi thức ăn mắc bên trong niềng?
Ngay cả khi đã chú ý khi ăn uống và chỉ ăn những món trong danh sách an toàn thì đôi khi thức ăn vẫn bị mắc kẹt ở niềng răng.
- Bước 1: súc miệng thật mạnh bằng nước trong khắp khoang miệng rồi sau đó nhổ ra, lặp lại như vậy nhiều lần. Mặc dù cách này không thể làm sạch hoàn toàn lượng thức ăn bị kẹt nhưng có thể loại bỏ những mẩu lớn để bớt gây khó chịu.
- Bước 2: dùng một chiếc tăm để loại bỏ nốt các mẩu nhỏ bị mắc kẹt giữa dây cung, mắc cài và răng.
- Bước 3: đánh răng bằng bàn chải.
Phương pháp ba bước này sẽ giúp ngăn chặn thức ăn tích tụ và giảm nguy cơ sâu răng. Và kể cả khi không bị giắt răng nhưng một khi đã niềng răng thì vẫn nên tạo thói quen này sau mỗi bữa ăn hay uống bất cứ thứ gì trừ nước. Chăm sóc răng miệng tốt là điều rất cần thiết để duy trì một hàm răng chắc khỏe về lâu dài.
Nhiều người khi đến tuổi trưởng thành mới nhận ra nhu cầu cần nắn thẳng răng của mình nhưng ở độ tuổi này, không ít người phải đắn đo cân nhắc không biết nên chọn niềng không mắc cài Invisalign hay niềng răng mắc cài truyền thống.
Ngày nay, niềng trong suốt Invisalign là một giải pháp kín đáo, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dành cho những người muốn có một hàm răng thẳng hơn, đặc biệt là người trưởng thành.
Việc tiến hành niềng răng khi đã ở tuổi trưởng thành cũng mang lại những lợi ích không đổi so với niềng ngay khi còn nhỏ.
Nhờ các cải tiến mới trong lĩnh vực chỉnh nha, hiện nay việc niềng răng đã không còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày nữa.
Khi đã quyết định bắt đầu niềng răng, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc về những gì mà bạn sẽ trải qua trong các giai đoạn khác nhau của quá trình. Tất nhiên, mỗi trường hợp đều khác nhau nhưng dưới đây là những trải nghiệm chung của đa số những người đã từng niềng răng.
- 1 trả lời
- 1488 lượt xem
Em năm nay 25 tuổi muốn niềng để cải thiện tình trạng răng hô. Vì công việc của em phải tiếp xúc với nhiều người nên em đang phân vân giữa mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Các bác sĩ có thể tư vấn được không ạ?
- 1 trả lời
- 1799 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?
- 1 trả lời
- 4313 lượt xem
Em đang niềng răng và đã trả tiền hơn phân nửa. Nhưng vì e không thích cách chăm sóc và thái độ của chổ này nên em muốn đổi phòng khám khác. Không biết như vậy có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1171 lượt xem
Có cách nào để khắc phục má hóp ko ạ? Có phải má của em bị hóp là do vừa nhổ bỏ 1 cái răng khôn không ạ? Em không nghĩ là nhổ răng có thể khiến khuôn mặt thay đổi quá nhiều. Em đến phòng khám chỉnh nha cùng mẹ và bác sĩ không hề cho em một thông tin nào về việc khuôn mặt sẽ bị thay đổi sau khi nhổ răng. Bác sĩ phẫu thuật nói rằng răng khôn sẽ không phát triển đầy đủ, vậy e có nên nhổ răng khôn không? Em bị rối loạn khớp thái dương hàm, nghe rõ tiếng lục cục khi há miệng. Em nhận thấy răng khôn mọc ra làm lệch đường giữa của em.
- 4 trả lời
- 3250 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?