Các loại dây cung niềng răng
Dây cung bằng hợp kim titan-niken
Một trong những loại dây cung phổ biến nhất hiện nay là dây bằng hợp kim titan-niken hay còn gọi là dây cung NiTi. Đây cũng là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất. Ở nhiệt độ phòng thì loại dây này có trạng thái dẻo và uốn lượn nhưng một khi được làm nóng bởi nhiệt độ cơ thể đến khoảng 35°C thì chúng sẽ trở về trạng thái ban đầu là thẳng và cứng. Đây được gọi là tính siêu đàn hồi và cũng là yếu tố tạo nên sự hiệu quả của loại dây cung này. Khi được làm nóng và khôi phục đặc tính thẳng, cứng thì dây cung sẽ tạo ra một lực ép nhẹ nhưng liên tục lên răng. Sự tác động lực liên tục này là điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh dây cung NiTi với dây cung truyền thống, và cũng là điều khiến loại dây này trở thành một lựa chọn phổ biến.
Dây cung bằng thép không gỉ
Ban đầu, dây cung của niềng răng được làm bằng thép không gỉ. Thép không gỉ dễ uốn và rất chắc. Một khi được nắn bởi bác sĩ chỉnh răng thì nó sẽ duy trì hình dạng đó vĩnh viễn, nên loại dây cung này đòi hỏi phải được thay chỉnh thường xuyên. Điều này làm tăng lực tác động lên răng trong thời gian đầu sau khi thay dây mới, nhưng khi răng di chuyển thì lực sẽ giảm đi.
Ưu điểm của dây cung NiTi
Bên cạnh ưu điểm về mức độ và sự ổn định của lực tác động, dây Niti còn cho phép bác sĩ có thể kiểm soát lực cho phù hợp với từng răng. Các răng cửa nhỏ thường dễ dịch chuyển hơn so với răng tiền hàm và răng hàm. Những răng ở bên trong hàm có chân răng bám sâu hơn, đòi hỏi phải sử dụng lực mạnh hơn để di chuyển chúng đến vị trí mong muốn. Với dây NiTi, lực tác động sẽ được điều chỉnh tùy theo độ chắc của răng. Loại dây cung này được thiết kế để tạo lực nhẹ ở phía trước hàm, lực vừa phải cho các răng tiền hàm và lực mạnh hơn ở các răng bên trong.
Khi bác sĩ có thể dễ dàng kiểm soát lực dựa trên kích thước và vị trí của răng thì quá trình niềng răng sẽ thoải mái hơn nhiều. Bạn thậm chí còn có được kết quả nhanh hơn vì quá trình điều chỉnh bớt phức tạp hơn nhiều. Ưu điểm về sự tác động lực đa dạng còn cho phép kiểm soát tốt hơn việc xoay một số răng cụ thể trong giai đoạn cuối của quá trình niềng.
Lực nhất quán nhưng nhẹ nhàng
Như đã nói ở trên, dây cung Niti nắn răng với một lực liên tục và ổn định trong suốt quá trình điều trị. Điều này không chỉ giúp người đeo bớt khó chịu hơn mà còn nâng cao mức độ hiệu quả của quá trình niềng răng. Như thế thì răng sẽ luôn chuyển động, mặc dù chỉ ở tốc độ rất chậm, nhưng chúng sẽ được chuyển đến vị trí mới một cách tự nhiên, ổn định hơn.
Dễ lắp
Trong quá trình niềng răng, đa số mọi người đều không muốn phải đến phòng khám chỉnh nha thường xuyên để chỉnh niềng. Tuy nhiên, nhờ tính linh hoạt của dây NiTi nên việc thay dây, lắp lên răng sẽ dễ dàng và dễ chịu hơn nhiều.
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
Nếu mới bắt đầu hành trình niềng răng thì bạn nên đọc bài viết này để hiểu những lý do tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại.
Niềng kim loại và niềng trong suốt Invisalign là những khí cụ nha khoa được dùng để nắn chỉnh răng và hàm dành cho mọi lứa tuổi, từ 7 đến 70 tuổi. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhóm đối tượng lại phù hợp nhất với một loại niềng khác nhau.
Vì một vài lý do như bất tiện hoặc không muốn người khác biết mình đang niềng răng mà nhiều người không muốn phải đeo niềng kim loại thông thường và có nhu cầu tìm đến các lựa chọn thay thế.
- 6 trả lời
- 12199 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 1 trả lời
- 1135 lượt xem
Trước kia tôi từng niềng răng rồi nhưng giờ răng lại bị xô lệch. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi là nên niềng răng lại rồi dán sứ Veneer cho các răng cửa hay chỉ cần dán sứ thôi là được? Với cả làm thế nào để loại bỏ các mảng màu trắng trên răng? Tôi có nên tẩy trắng răng không?
- 1 trả lời
- 2596 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?
- 1 trả lời
- 2055 lượt xem
Tôi đã niềng răng bằng niềng Invisalign 2 năm trước nhưng vẫn không hài lòng lắm vì có cảm giác hai răng cửa vẫn chưa được thẳng, khớp cắn sâu và đường midline vẫn bị lệch. Liệu bây giờ tôi niềng lại bằng niềng kim loại thì có khắc phục được không?
- 1 trả lời
- 1485 lượt xem
Em năm nay 25 tuổi muốn niềng để cải thiện tình trạng răng hô. Vì công việc của em phải tiếp xúc với nhiều người nên em đang phân vân giữa mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Các bác sĩ có thể tư vấn được không ạ?