Cách giữ sạch răng và niềng kim loại
Vì vậy, những tip nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giữ vệ sinh cho cả răng miệng và bộ niềng trong suốt quá trình nắn chỉnh răng.
1. Tránh đồ ăn quá cứng hoặc quá dai
Tất nhiên, trong quá trình đeo niềng răng, bạn vẫn có thể ăn những món như trước đây nhưng sẽ có một số loại đồ ăn nhất định dễ bị mắc vào dây cung và mắc cài hơn, hoặc thậm chí làm hỏng niềng. Những đồ ăn cần tránh gồm có những món quá dẻo, dai hoặc cứng,…
2. Đánh răng hoặc súc miệng sau mỗi bữa ăn
Đánh răng là một thói quen rất cần thiết và khi đang đeo niềng thì bạn không chỉ cần đánh răng vào buổi sáng và tối như bình thường mà cần thực hiện sau mỗi bữa ăn. Còn nếu không có điều kiện đánh răng ngay sau khi ăn thì súc miệng là một giải pháp thay thế. Súc miệng kỹ càng bằng nước sẽ giúp loại bỏ những mẩu thức ăn thừa bám giữa mắc cài, dây cung và răng, ngoài ra còn giúp làm sạch lượng đường khỏi bề mặt răng.
3. Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần/ngày
Đầu tiên, luồn chỉ nha khoa qua kẽ giữa niềng và vị trí gần đường viền lợi, sau đó kéo chỉ xuống dưới dây cung giữa các mắc cài. Lưu ý, thực hiện cho từng kẽ răng một, kể cả những răng nằm sâu bên trong.
4. Thử sử dụng bàn chải kẽ răng
Các bác sĩ đều khuyên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày nhưng không phải lúc nào cũng có điều kiện sử dụng chỉ nha khoa. Khi thức ăn bị kẹt giữa lợi, niềng răng và răng thì bàn chải kẽ răng - một dụng cụ thay thế cho chỉ nha khoa - có thể có ích. Đây là một loại bàn chải có đầu lông xoắn ốc được thiết kế để đi vào các vị trí nhỏ hẹp trong miệng. Khi trượt bàn chải qua lại, những chiếc lông nhỏ sẽ đánh bật thức ăn ra ngoài và nhẹ nhàng mát-xa lợi.
5. Luôn mang theo một bộ đồ vệ sinh răng khi ra ngoài
Khi niềng răng, bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng cỡ nhỏ và bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa để tiện làm sạch răng mỗi khi ra ngoài.
6. Đánh răng đúng cách
Khi niềng răng, bạn cần tập kỹ thuật đánh răng đúng cách. Cụ thể là đánh răng ở góc 45 độ tại vị trí giao giữa răng và lợi, chải theo chuyển động tròn trong ít nhất hai phút và quan trọng nhất là không chọc mạnh vào niềng răng để tránh làm cho mắc cài hoặc dây cung bị bật ra.
7. Đầu tư một chiếc bàn chải điện
Mặc dù có giá cao hơn bàn chải đánh răng thông thường nhưng bàn chải điện là một khoản đầu tư xứng đáng cho việc chăm sóc răng miệng trong thời gian đeo niềng răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sắm một chiếc máy tăm nước – dụng cụ sử dụng các tia nước mạnh để làm sạch răng. Những dụng cụ này sẽ giúp bạn tạo thói quen vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp – điều đặc biệt cần thiết trong thời gian đeo niềng răng.
8. Dùng máy tăm nước
Máy tăm nước là thiết bị phun ra tia nước mạnh, có thể làm sạch kẽ răng hiệu quả hơn.
9. Tránh các sản phẩm làm trắng răng
Khi đang đeo niềng kim loại thì không nên dùng các sản phẩm làm trắng răng, kể cả kem đánh răng hay nước súc miệng. Các chất làm trắng chỉ có tác dụng ở những vị trí mà nó tiếp xúc nên những chỗ được gắn mắc cài sẽ vẫn bị xỉn màu. Do đó, hãy đợi cho đến khi tháo niềng rồi mới tiến hành làm trắng răng.
10. Không chạm lên niềng
Không chọc, bẻ dây cung hay tự ý chỉnh niềng.
Niềng răng là một khoản đầu tư không nhỏ nên việc chăm sóc cẩn thận trong thời gian này là rất quan trọng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không đầy đủ có thể sẽ để lại các đốm trắng trên răng khi tháo niềng, cũng như là mắc bệnh viêm lợi và bệnh nha chu.
Nếu mới bắt đầu hành trình niềng răng thì bạn nên đọc bài viết này để hiểu những lý do tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
Hướng dẫn cách xử lý một số sự cố xảy ra khi niềng răng
Niềng kim loại và niềng trong suốt Invisalign là những khí cụ nha khoa được dùng để nắn chỉnh răng và hàm dành cho mọi lứa tuổi, từ 7 đến 70 tuổi. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhóm đối tượng lại phù hợp nhất với một loại niềng khác nhau.
- 6 trả lời
- 12165 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 5 trả lời
- 3350 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?
- 1 trả lời
- 1770 lượt xem
Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.
- 1 trả lời
- 1441 lượt xem
E mới niềng được 2 hôm, bác sĩ tư vấn cho e về bàn chải vệ sinh răng với ạ. Và làm thế nào cho răng không vàng chứ đeo niềng 2 năm tháo niềng ra e sợ răng vàng quá ạ.
- 1 trả lời
- 2576 lượt xem
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?