1

Cách xử lý các sự cố khi niềng răng

Hướng dẫn cách xử lý một số sự cố xảy ra khi niềng răng
Cách xử lý các sự cố khi niềng răng Cách xử lý các sự cố khi niềng răng

Mất chun buộc, lỏng mắc cài, dây cung bị gãy, kích ứng lợi là những sự cố có thể xảy ra trong quá trình đeo niềng răng kim loại. Nếu chưa thể đến gặp bác sĩ ngay thì chúng có thể gây đau đớn và cần có cách xử lý tạm thời ngay lập tức. Vậy làm thế nào để xử lý những vấn đề này?

Trước tiên, khi niềng răng, bạn cần sắm cho mình một bộ dụng cụ gồm có:

  • Sáp chỉnh nha để giảm cảm giác khó chịu do dây cung và mắc cài gây nên
  • Chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt
  • Nhíp để sửa chun buộc
  • Bấm móng tay sắc
  • Tăm bông
  • Tăm xỉa răng
  • Kem gây tê

Dưới đây là những điều bạn cần làm trong một số trường hợp xảy ra sự cố:

1. Bung chun buộc

Chun buộc là những đoạn dây cao su nhỏ được dùng để giữ dây cung với mắc cài. Nếu một chun buộc bị bật ra, bạn có thể đặt nó lại vị trí bằng nhíp. Đầu tiên, bạn cần khử trùng nhíp trong cồn, tiếp theo là cẩn thận đưa chun buộc vào đúng vị trí. Nếu chun buộc vẫn bị nhô ra (nhưng không bị lỏng) thì hãy uốn cong xuống bằng đầu tăm bông hoặc đầu tẩy của bút chì để không cọ vào bên trong miệng. Khi đã tạm thời xử lý được vấn đề thì hãy thông báo cho bác sĩ chỉnh nha để tiến hành kiểm tra nhanh nhằm đảm bảo không còn chun buộc nào khác bị lỏng.

2. Dây cung nhô ra ngoài

Đôi khi đầu dây cung sẽ bị lệch ra khỏi vị trí và chỉa ra ngoài, gây tổn thương cho bên trong miệng. Trong trường hợp này, bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật tương tự như bên trên, dùng một đầu tăm bông hoặc đầu tẩy của bút chì để nhẹ nhàng uống lại dây cung cho ôm sát với răng. Bạn cũng có thể gắn sáp chỉnh nha để giảm cảm giác khó chịu.

Nếu không thể sửa được và dây cung gây tổn thương nghiêm trọng cho lợi và mô bên trong miệng thì một lựa chọn khác là cắt bỏ bớt. Đây là phương án cuối cùng. Tuy nhiên, không được tự cắt dây mà phải có một người khác hỗ trợ. Đầu tiên, cần gấp khăn giấy hoặc gạc xung quanh khu vực cần sửa để tránh nuốt phải đoạn dây được cắt. Tiếp theo, dùng một chiếc bấm móng tay thật sắc để cắt đứt đoạn dây nhô ra rồi cuối cùng gắn sáp chỉnh nha lên.

3. Mắc cài hoặc dây cung bị lỏng

Đây là sự cố rất khó tự xử lý tại nhà. Nói chung, ngay khi bạn nhận thấy mắc cài hoặc dây cung có dấu hiệu bị lỏng thì nên gọi ngay cho bác sĩ chỉnh nha để hẹn lịch kiểm tra. Mắc cài là bộ phận bằng kim loại của niềng, được gắn vào giữa mỗi răng bằng loại keo kết dính đặc biệt. Hầu hết các mắc cài chỉ có thể bị lỏng khi miệng bị va chạm mạnh hoặc do ăn thức ăn quá cứng, giòn. Nếu mắc cài bị lỏng và xoay thì bạn có thể tạm thời đặt lại bằng nhíp vô trùng. Trước tiên, kéo mắc cài dọc theo dây cung cho đến khi nó nằm giữa hai răng, xoay lại cho đúng rồi kéo vào vị trí chính giữa răng như ban đầu.

Trên đây đều là những sự cố không ai mong muốn trong quá trình niềng răng nhưng với các dụng cụ có sẵn, bạn sẽ có thể tự xử lý được một cách nhanh chóng trước khi đến gặp bác sĩ để khắc phục một cách hoàn chỉnh. Còn nếu bạn đang có ý định niềng răng và không muốn phải rơi vào những trường hợp rắc rối nói trên thì có thể lựa chọn niềng trong suốt Invisalign. Đây là loại niềng bằng nhựa trong suốt, hoàn toàn không có mắc cài hay dây cung nên không cần lo về những sự cố thường xảy ra với niềng kim loại thông thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Cách giữ sạch răng và niềng kim loại
Cách giữ sạch răng và niềng kim loại

Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.

Cách duy trì hàm răng thẳng đều sau khi tháo niềng
Cách duy trì hàm răng thẳng đều sau khi tháo niềng

Không phải tháo niềng răng là răng bạn sẽ thẳng đều mãi như thế về sau.

Một số cách giảm cảm giác khó chịu khi niềng răng
Một số cách giảm cảm giác khó chịu khi niềng răng

Cho dù niềng răng ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bác sĩ nhận được từ bệnh nhân là Niềng răng có đau không?

Cách duy trì hàm răng hoàn hảo sau khi tháo niềng
Cách duy trì hàm răng hoàn hảo sau khi tháo niềng

Bạn đã biết cách làm thế nào để duy trì hàm răng thẳng đều sau khi tháo niềng chưa?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sau khi nhổ răng cửa ở hàm dưới và niềng răng, răng cửa hàm trên nhô ra so với hàm dưới, cách khắc phục?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3174 lượt xem

Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?

Cách giảm đau sau nhổ răng trong quá trình niềng răng
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1640 lượt xem

Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.

Cách chải răng để ngăn răng vàng khi đeo niềng
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1325 lượt xem

E mới niềng được 2 hôm, bác sĩ tư vấn cho e về bàn chải vệ sinh răng với ạ. Và làm thế nào cho răng không vàng chứ đeo niềng 2 năm tháo niềng ra e sợ răng vàng quá ạ.

Niềng răng mặt lưỡi (mặt trong) và cách chăm sóc
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1330 lượt xem

Em niềng răng mặt lưỡi, mới gắn hàm dưới mà như thế giới sắp sụp đổ , ăn thì nó nhét tùm lum vào mắc rất đau và khó chịu, chưa kể dây buộc mắc cài lúc ăn và nói cứa xước hết lưỡi. Niềng mặt lưỡi thế này có gì khác biệt so với niềng mặt trước răng không ạ? Và cho e hỏi cách chăm sóc khi niềng cho tốt với ạ

Tôi có cần niềng răng cho cả 2 hàm không? Có đúng là không thể chỉnh sửa răng cửa hàm trên của tôi bằng cách dán sứ Veneers hoặc Lumineers không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  902 lượt xem

Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11172 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 6912 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6255 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 6009 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5207 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4523 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây