Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Niềng răng, dây cung kim loại, dây lò xo, khâu cao su hay những khí cụ nắn chỉnh khác đều có thể giữ lại thức ăn và mảng bám, khiến cho răng bị ố vàng nếu như không đánh răng thường xuyên. Bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi ăn vặt bằng kem đánh răng có chứa fluoride và cẩn thận loại bỏ các cặn thức ăn có thể mắc lại ở niềng răng. Một số bác sĩ còn cho khách hàng dùng nước xúc miệng có chứa fluoride để làm sạch những vị trí mà bàm chải không thể chạm đến. Máy tăm nước hoặc tăm hơi đôi khi cũng có ích trong việc loại bỏ các cặn thức ăn còn sót lại trên răng.
Các tip đánh răng và dùng chỉ nha khoa khi đeo niềng răng
Để dùng chỉ nha khoa đúng cách khi đeo niềng, bạn cần đưa đầu ngắn của chỉ qua khoảng trống giữa dây cung và phần răng gần nhất với lợi. Đưa chỉ qua lại theo chiều ngang để chỉ có thể làm sạch ở cho cả hai răng. Cẩn thận không dùng lực quá mạnh lên dây cung của niềng.
Khi đánh răng, bạn nên dùng bàn chải lông mềm. Chải từ trên xuống và sau đó từ dưới lên cho mỗi răng.Tiếp theo, chải răng bằng loại bàn chải đặc biệt gọi là proxabrush. Loại bàn chải này được thiết kế để làm sạch các rãnh niềng răng.
Các loại đồ ăn nên tránh khi đeo niềng răng
Khi niềng răng, bạn vẫn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày miễn là thức ăn được cắt nhỏ để dễ nhai. Tuy nhiên, có một số loại đồ ăn có thể làm hỏng hoặc làm lỏng niềng răng mà bạn cần tránh, ví dụ như:
- Đồ ăn cứng hoặc khó cắn, ví dụ như táo, ngô
- Đồ dai
- Nước đá
Chăm sóc khi đeo hàm duy trì
Mỗi khi đánh răng, hãy đánh cho cả hàm duy trì nữa nhưng không cần dùng kem đánh răng. Hãy sát trùng cho hàm duy trì bằng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng 1 lần/ngày hoặc ít nhất là 1 lần/tuần. Cách sát trùng hàm duy trì như sau: đổ dung dịch sát trùng vào một cốc nước ấm (không dùng nước nóng), ngân hàm vào rồi sau đó cẩn thận rửa lại bằng nước lã rồi mới đưa hàm lại vào miệng.
Chơi thể thao khi đeo niềng
Bạn có thể tiếp tục chơi bất kì môn thể thao nào khi đeo niềng. Tuy nhiên vì miệng sẽ có nguy cơ bị va đập nên bạn cần đeo miếng bảo vệ miệng khi chơi thể thao. Miếng bảo vệ miệng được làm từ nhựa dẻo, có thiết kế vừa khít với niềng răng để bao vệ các bộ phận trong miệng.
Nên làm gì khi mắc cài hoặc cung dây niềng răng bị vỡ?
Vỡ mắc cài, lỏng khâu hoặc dây cung bị thò ra ngoài có thể gây ra nhiều vấn đề nhưng rất ít khi cần đến các biện pháp khẩn cấp.Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ chỉnh nha để sắp xếp lịch hẹn và khắc phục sự cố.Nếu như bạn bị chấn thương nghiêm trọng ở miệng hoặc mặt thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.Dưới đây là một típ giúp bạn xử lí một số vấn đề phổ biến trong khi chưa gặp được bác sĩ.
- Lỏng mắc cài. Bôi một ít sáp chỉnh nha lên để tạm lời gắn lại mắc cài và tạo một phần đệm giữa mắc cài và lợi.Khi lắp niềng, bác sĩ cho cấp loại sáp này cho bạn.
- Lỏng khâu. Trong trường hợp này, khâu sẽ cần phải được thay thế hoặc chỉnh sửa lại về vị trí cũ.Hãy giữ khâu lại và đến gặp bác sĩ để chỉnh sửa.
- Dây cung bị gãy hoặc đâm ra ngoài. Dùng đầu tẩy của bút chì đề đưa dây cung về vị trí cũ. Nếu không được, hãy bôi một ít sáp chỉnh nha lên phần đầu của đoạn dây bị gãy. Không được cắt dây vì có thể bạn sẽ vô tình nuốt phải hoặc ít vào trong phổi. Nếu phần dây gãy chọc vào miệng, làm miệng bị rách thì hãy xúc miệng với nước muối ấm hoặc nước xúc miệng sát khuẩn.
- Lỏng lò xo. Nếu dây lò so bị bật hoặc rơi ra, bạn có thể đặt chúng vào vị trí cũ hoặc đến bác sĩ để thay dây mới.
Các vấn đề khác với niềng răng và hàm duy trì
Vì niềng răng và hàm duy trì sẽ cọ xát vào mặt trong của miệng nên bạn sẽ rất dễ bị viêm loét miệng. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ nha khoa hoặc chỉnh nha sẽ kê thuốc mỡ corticosteroid hoặc một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn để làm dịu cơn đau và giúp làm lành vết loét.
Hướng dẫn cách xử lý một số sự cố xảy ra khi niềng răng
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
Không phải tháo niềng răng là răng bạn sẽ thẳng đều mãi như thế về sau.
Cho dù niềng răng ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bác sĩ nhận được từ bệnh nhân là Niềng răng có đau không?
Bạn đã biết cách làm thế nào để duy trì hàm răng thẳng đều sau khi tháo niềng chưa?
- 1 trả lời
- 1481 lượt xem
Em niềng răng mặt lưỡi, mới gắn hàm dưới mà như thế giới sắp sụp đổ , ăn thì nó nhét tùm lum vào mắc rất đau và khó chịu, chưa kể dây buộc mắc cài lúc ăn và nói cứa xước hết lưỡi. Niềng mặt lưỡi thế này có gì khác biệt so với niềng mặt trước răng không ạ? Và cho e hỏi cách chăm sóc khi niềng cho tốt với ạ
- 5 trả lời
- 3374 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?
- 1 trả lời
- 1791 lượt xem
Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.
- 1 trả lời
- 1461 lượt xem
E mới niềng được 2 hôm, bác sĩ tư vấn cho e về bàn chải vệ sinh răng với ạ. Và làm thế nào cho răng không vàng chứ đeo niềng 2 năm tháo niềng ra e sợ răng vàng quá ạ.
- 1 trả lời
- 1050 lượt xem
Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.