Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm là một thuận ngữ để mô tả một tình trạng đau mỏi ở hàm, mặt hoặc cổ. Số liệu thống kê ước tính có tới 30% dân số bị rối loạn khớp thái dương hàm, khiến nó trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đau vùng mặt, răng hoặc đau miệng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được lý do tại sao bạn lại gặp phải vấn đề này.
Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
Mặc dù không có nguyên nhân cụ thể nào nhưng rối loạn khớp thái dương hàm thường là do một số yếu tố góp phần gây nên như:
Căng thẳng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn khớp thái dương hàm là căng thẳng. Ở một số người, căng thẳng thường dẫn đến thói quen nghiến răng, làm co các cơ mặt và gây khó chịu.
Nghiến răng
Ước tính có tới 30% dân số có tật nghiến răng ở một mức độ nào đó. Việc nghiến răng hoặc cắn chặt răng thường xuyên sẽ tạo áp lực lên cơ hàm, gây nên hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm hiện có.
Sai lệch khớp cắn
Nếu hai hàm răng không thẳng hàng, tiếp xúc ở sai vị trí thì cũng sẽ gây căng cơ ở vùng đầu, cổ và mặt, dẫn đến tình trạng nhức mỏi.
Chấn thương
Một nguyên nhân khác gây rối loạn khớp thái dương hàm là chấn thương. Chân thương ở cổ do đầu bị chuyển động đột ngột về một hướng (Whiplash) là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó chịu ở cổ, mặt và hàm, nhưng các loại chấn thương khác, ví dụ như mở miệng đột ngột hoặc há miệng rộng trong thời gian dài và chấn thương do chơi thể thao cũng có thể dẫn đến vấn đề này.
Một số loại bệnh
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy triệu chứng đau mỏi của rối loạn khớp thái dương hàm có liên quan đến các bệnh như viêm khớp, hội chứng ruột kích thích hoặc các tình trạng đau mãn tính khác.
Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, các cơn đau sẽ liên tục làm phiền, khiến bạn phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp khắc phục.
Việc phải sống với tình trạng đau nhức do rối loạn khớp thái dương hàm là một điều vô cùng khó chịu.
Các cơn đau hàm thường gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như ăn uống và nói chuyện. Những cơn đau này thường là do khớp thái dương hàm hoặc các cơ và gân bao xung quanh gây nên.
Chứng hôi miệng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên ví dụ như vệ sinh răng miệng kém, các vấn đề sức khỏe, thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc các loại thực phẩm nhất định. Bài viết này xin được đưa ra một số nguyên nhân phổ biến nhất cùng với biện pháp khắc phục.
- 6 trả lời
- 2012 lượt xem
Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?
- 1 trả lời
- 3654 lượt xem
Tôi thấy nhiều người từng niềng răng và dùng khí cụ nong hàm nói rằng giờ họ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Liệu có đúng là như thế không?
- 1 trả lời
- 1775 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?
- 1 trả lời
- 3285 lượt xem
Em mới niềng thôi, hiện mới gắn mắc cài ạ. Không phải nhổ răng nào. Nhưng sao em thấy đau ghê í. Trước khi niềng bác sĩ có cạo vôi nữa. Gắn xong thì có một răng của e hơi lung lay. Điều thứ 2 là có ai niềng mà bị hóp thái dương k ạ? Tuỳ trường hợp hay sao ạ?
- 5 trả lời
- 2362 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?