1

Nguyên nhân gây hôi miệng

Chứng hôi miệng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên ví dụ như vệ sinh răng miệng kém, các vấn đề sức khỏe, thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc các loại thực phẩm nhất định. Bài viết này xin được đưa ra một số nguyên nhân phổ biến nhất cùng với biện pháp khắc phục.
Nguyên nhân gây hôi miệng Nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu như không đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày thì thức ăn sẽ tích tụ lại trên răng, lâu dần gây hôi miệng. Ngoài ra, việc không vệ sinh răng đều đặn mỗi ngày còn tạo nên lớp màng không màu gọi là mảng bám trên răng, và nếu không được loại bỏ bằng cách đánh răng thì nó sẽ bắt đầu gây kích ứng lợi và cũng gây hôi miệng.

Không chỉ có răng mà bề mặt lưỡi cũng là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ, lâu ngày tạo ra mùi khó chịu. Tuy nhiên, đây là vị trí thường hay bị bỏ qua nhất khi đánh răng hàng ngày.

Những người có răng giả càng dễ bị hôi miệng hơn vì đây là vị trí thường không được làm sạch cẩn thận, trở thành nơi tích tụ của các mẩu thức ăn và môi trưởng lý tưởng cho sự sinh sôi của vi khuẩn gây mùi. Đây cũng là điều cũng thường xảy ra khi đeo niềng răng hoặc hàm duy trì.

Thói quen hàng ngày

Hút thuốc là thói quen rất có hại đối với vệ sinh răng miệng. Thứ nhất, thuốc lá gây hôi miệng, thứ hai các chất trong thuốc lá làm cho răng bị ố vàng và thứ ba, việc hút thuốc sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về lợi hơn (và đây cũng là một nguyên nhân khác gây hôi miệng). Bên cạnh đó, hút thuốc còn ảnh hưởng đến khứu giác, khiến người hút không nhận ra rằng hơi thở của mình có mùi khó chịu.

Đọc thêm: Niềng trong suốt Invisalign

Bệnh về lợi

Nếu bạn bị hôi miệng và cảm thấy khoang miệng có vị khó chịu trong suốt một thời gian dài thì có khả năng bạn đã bị bệnh về lợi mà nguyên nhân chính là do mảng bám tích tụ.

Vấn đề sức khỏe

Nhiễm trùng miệng có thể là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy có dấu hiệu của tình trạng này và vẫn duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày mà vẫn bị hôi miệng thì có khả năng là bạn đã mắc phải các vấn đề khác như xoang, bệnh thận hoặc gan, trào ngược dạ dày hoặc tiểu đường. Để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì bạn nên khám bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ (từ 2 - 7 tuổi), nếu có hiện tượng hôi miệng đột ngột thì có thể là do có mẩu thức ăn hoặc vật nhỏ mắc kẹt trong lỗ mũi và cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Khô miệng

Nước bọt đóng vai trò giúp làm sạch khoang miệng bằng cách làm bong và loại bỏ các mẩu thức ăn còn sót lại trong miệng sau bữa ăn.

Khô miệng (xerostomia) là tình trạng mà miệng bị suy giảm khả năng tự làm ẩm và rửa trôi các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, má và lợi. Hậu quả là các tế bào chết tích tụ, phân hủy và gây hôi miệng. Chứng khô miệng cũng có thể xảy ra do việc thở bằng miệng thường xuyên, một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh cũng như là rối loạn chức năng của tuyến nước bọt.

Thực phẩm

Khi ăn, thức ăn sẽ được xử lý bên trong khoang miệng. Vì lý do này nên các loại thực phẩm có mùi mạnh ví dụ như tỏi sẽ để lại mùi trong suốt một thời gian dài sau khi ăn. Kể cả các loại đồ uống cũng vậy.

Sâu răng

Sâu răng cũng là một nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Vi khuẩn sử dụng đường trong khoang miệng để tạo ra năng lượng cho sự phát triển và sinh sôi của chúng. Trong quá trình này, chúng sẽ thải ra axit làm giảm độ pH bên ngoài của răng và làm mòn men răng.

Nếu điều này không được khắc phục thì dần dần men răng sẽ bị phá hủy, tiếp đến là các mô bên trong của răng. Khi protein bị phân hủy, nó tạo ra các loại khí có mùi hôi như hydrogen sulfide và hơi thở ngày càng trở nên khó chịu hơn. Trong trường hợp này thì làm sạch răng, loại bỏ tác nhân gây sâu răng và sau đó lấp đầy những lỗ sâu là biện pháp khắc phục duy nhất.

Các biện pháp trị hôi miệng

Sau khi đã hiểu được một số nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng thì câu hỏi được rất nhiều người quan tâm chắc chắn sẽ là làm thế nào để điều trị chứng hôi miệng. Mặc dù phương pháp điều trị thực tế sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nhưng dưới đây là một số cách có thể giúp giảm phần nào tình trạng này:

  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn, hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, cần nhớ thay bàn chải đánh răng mới sau 2 đến 3 tháng.
  • Nếu có răng giả, đeo niềng răng hoặc hàm duy trì thì nên hỏi kĩ bác sĩ về các phương pháp vệ sinh răng miệng và tuân thủ theo mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra, việc uống một ly nước lọc vào buổi sáng cũng giúp ích rất lớn cho hơi thở của bạn.
  • Đi kiểm tra nha khoa thường xuyên.
  • Làm sạch mặt lưỡi kỹ càng. Cách thực hiện như sau: dùng miếng vải sạch hoặc gạc kéo lưỡi ra ngoài để có thể tiếp cận đến cả phần bên trong của lưỡi, sau đó cạo lưỡi bằng dụng cụ cạo hoặc thìa. Việc này giúp làm giảm các tế bào chết và vi khuẩn gây ra mùi hôi.
  • Hạn chế các loại thực phẩm nặng mùi.
  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng giúp cải thiện hơi thở như:
  • Các loại thảo mộc: rau mùi tây, bạc hà và rau mùi. Các loại rau này có chứa chất diệp lục có thể khuếch tán mùi hôi.
  • Nhai một miếng vỏ cam hoặc chanh. Cách này giúp miệng có mùi thơm dễ chịu và kích thích sự tiết nước bọt.
  • Táo vì táo có chứa pectin giúp kiểm soát mùi và kích thích khoang miệng tiết nước bọt.
  • Ăn sữa chua có chứa lợi khuẩn để làm giảm số lượng vi khuẩn gây mùi.
  • Dùng nước súc miệng không cồn ngay sau khi ăn nếu không có điều kiện đánh răng ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Các nguyên nhân gây đau hàm và cách điều trị
Các nguyên nhân gây đau hàm và cách điều trị

Các cơn đau hàm thường gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như ăn uống và nói chuyện. Những cơn đau này thường là do khớp thái dương hàm hoặc các cơ và gân bao xung quanh gây nên.

Nguyên nhân gây hóp má sau khi niềng răng
Nguyên nhân gây hóp má sau khi niềng răng

Tình trạng hóp má sau khi niềng răng khá phổ biến, nó có thể khiến gương mặt bạn trông trẻ trung hơn hoặc già nua hơn, tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng trải qua vấn đề này.

Nguyên nhân bung mắc cài và cách khắc phục
Nguyên nhân bung mắc cài và cách khắc phục

Bung mắc cài là một hiện tượng phổ biến khi niềng răng. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign
Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign

Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Niềng răng và bị hôi miệng
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

Em đang niềng răng được 2 tuần rồi. Tuần 1 niềng răng thì răng tốt. Sau đó bác sĩ hẹn đi nhổ răng khôn 2 cái hàm dưới. Sau khi nhổ răng khôn thì miệng em rất hôi. Được 2, 3 ngày thì tình trạng hôi bớt đi.. nhưng rồi ko như mong muốn. Nghĩ là sẽ hết nhưng đến bây giờ nó vẫn còn tuy đánh răng, tăm nước và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn rất kỹ. Hỏi bác sĩ niềng cứ bảo do em vệ sinh ko kỹ. Liệu em có cần khám và điều trị gì thêm không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11064 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 3 năm trước
 6826 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 6138 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 5935 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 3 năm trước
 5134 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4428 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây